Trong một nghiên cứu được công bố ngày 5/5, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Mỹ và Anh viết "Cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình chống biến đổi khí hậu", nhấn mạnh phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn chính sách mà các chính phủ sẽ thực thi trong 6 tháng tới.
Các tác giả đã xem xét hơn 700 chính sách kích thích kinh tế được đưa ra trong hoặc kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và khảo sát 231 chuyên gia tại 53 quốc gia, bao gồm cả các quan chức cấp cao cho tới các bộ trưởng tài chính và các ngân hàng trung ương. Kết quả cho thấy các các dự án "xanh" như thúc đẩy năng lượng tái tạo hoặc hiệu suất năng lượng tạo ra nhiều việc làm hơn, mang lại lợi nhuận ngắn hạn cao hơn và tăng tiết kiệm chi phí dài hạn so với các biện pháp kích thích truyền thống. Các tác giả cảnh báo rằng có một số rủi ro khi đưa ra kết luận từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ để đánh giá các gói kích thích kinh tế nhằm phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng COVID-19. Tuy nhiên, với lượng khí thải CO2 đang trên đà giảm xuống mức kỳ lục trong năm nay, các chính phủ giờ đây có thể lựa chọn theo đuổi các mục tiêu đưa mức khí thải về bằng 0. Chuyên gia Cameron Hepburn (Ca-mơ-rôn Hép-bơn), trưởng nhóm nghiên cứu và là Giám đốc Trường Doanh nghiệp và Môi trường Smith thuộc Đại học Oxford nhận định việc giảm phát thải khí CO2 mà COVID-19 "khởi xướng" có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, song nghiên cứu cho thấy các nước có thể khôi phục nền kinh tế theo cách tốt hơn cũng như duy trì được những cải thiện về môi trường gần đây như không khí trong lành hơn và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Cho tới nay, các chính phủ đã tập trung vào các biện pháp cứu trợ kinh tế khẩn cấp trong bối cảnh ước tính 81% lực lượng lao động trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do các biện pháp phong tỏa. Với việc các nền kinh tế lớn đang lên kế hoạch triển khai các gói kích thích kinh tế để giảm nhẹ cú sốc mang tên COVID-19, nhiều nhà đầu tư, chính trị gia và doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội duy nhất để chuyển hướng sang "một tương lai carbon thấp". Trong bối cảnh các chính phủ chuyển từ chế độ "giải cứu" sang chế độ "phục hồi", các tác giả đã xác định các lĩnh vực đặc biệt giúp tái khởi động các nền kinh tế, tạo ra việc làm và thúc đẩy các mục tiêu khí hậu. Báo cáo cho rằng các nước công nghiệp nên tập trung ủng hộ các dự án "cơ sở hạ tầng vật chất sạch", như các trang trại năng lượng gió và Mặt Trời, nâng cấp lưới điện hoặc tăng cường sử dụng hydrogen. Nghiên cứu cũng đề xuất trang bị thêm để cải thiện hiệu quả xây dựng, giáo dục và đào tạo, các dự án giúp khôi phục hoặc bảo tồn hệ sinh thái, cũng như nghiên cứu công nghệ sạch. Đối với các nước thu nhập thấp và trung bình, người nông dân cần được hỗ trợ đầu tư vào các mô hình nông nghiệp thân thiện với môi trường.
Nhóm nghiên cứu có sự tham gia của nhà khoa học đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz (Dô-xép Xti-glít) thuộc Đại học Columbia (Mỹ) và chuyên gia khí hậu nổi tiếng người Anh Lord Nicholas Stern (Lót Ni-cô-lát Xtơn). Các chuyên gia hy vọng nghiên cứu này có thể thúc đẩy lời kêu gọi tập trung cho công cuộc "phục hồi xanh" trên khắp thế giới. Tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel (An-giê-la Méc-ken) và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva (Cri-xta-li-na Gioóc-ghi-ê-va) cũng đã kêu gọi khôi phục nền kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường.
Các tác giả đã xem xét hơn 700 chính sách kích thích kinh tế được đưa ra trong hoặc kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và khảo sát 231 chuyên gia tại 53 quốc gia, bao gồm cả các quan chức cấp cao cho tới các bộ trưởng tài chính và các ngân hàng trung ương. Kết quả cho thấy các các dự án "xanh" như thúc đẩy năng lượng tái tạo hoặc hiệu suất năng lượng tạo ra nhiều việc làm hơn, mang lại lợi nhuận ngắn hạn cao hơn và tăng tiết kiệm chi phí dài hạn so với các biện pháp kích thích truyền thống. Các tác giả cảnh báo rằng có một số rủi ro khi đưa ra kết luận từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ để đánh giá các gói kích thích kinh tế nhằm phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng COVID-19. Tuy nhiên, với lượng khí thải CO2 đang trên đà giảm xuống mức kỳ lục trong năm nay, các chính phủ giờ đây có thể lựa chọn theo đuổi các mục tiêu đưa mức khí thải về bằng 0. Chuyên gia Cameron Hepburn (Ca-mơ-rôn Hép-bơn), trưởng nhóm nghiên cứu và là Giám đốc Trường Doanh nghiệp và Môi trường Smith thuộc Đại học Oxford nhận định việc giảm phát thải khí CO2 mà COVID-19 "khởi xướng" có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, song nghiên cứu cho thấy các nước có thể khôi phục nền kinh tế theo cách tốt hơn cũng như duy trì được những cải thiện về môi trường gần đây như không khí trong lành hơn và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Cho tới nay, các chính phủ đã tập trung vào các biện pháp cứu trợ kinh tế khẩn cấp trong bối cảnh ước tính 81% lực lượng lao động trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do các biện pháp phong tỏa. Với việc các nền kinh tế lớn đang lên kế hoạch triển khai các gói kích thích kinh tế để giảm nhẹ cú sốc mang tên COVID-19, nhiều nhà đầu tư, chính trị gia và doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội duy nhất để chuyển hướng sang "một tương lai carbon thấp". Trong bối cảnh các chính phủ chuyển từ chế độ "giải cứu" sang chế độ "phục hồi", các tác giả đã xác định các lĩnh vực đặc biệt giúp tái khởi động các nền kinh tế, tạo ra việc làm và thúc đẩy các mục tiêu khí hậu. Báo cáo cho rằng các nước công nghiệp nên tập trung ủng hộ các dự án "cơ sở hạ tầng vật chất sạch", như các trang trại năng lượng gió và Mặt Trời, nâng cấp lưới điện hoặc tăng cường sử dụng hydrogen. Nghiên cứu cũng đề xuất trang bị thêm để cải thiện hiệu quả xây dựng, giáo dục và đào tạo, các dự án giúp khôi phục hoặc bảo tồn hệ sinh thái, cũng như nghiên cứu công nghệ sạch. Đối với các nước thu nhập thấp và trung bình, người nông dân cần được hỗ trợ đầu tư vào các mô hình nông nghiệp thân thiện với môi trường.
Nhóm nghiên cứu có sự tham gia của nhà khoa học đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz (Dô-xép Xti-glít) thuộc Đại học Columbia (Mỹ) và chuyên gia khí hậu nổi tiếng người Anh Lord Nicholas Stern (Lót Ni-cô-lát Xtơn). Các chuyên gia hy vọng nghiên cứu này có thể thúc đẩy lời kêu gọi tập trung cho công cuộc "phục hồi xanh" trên khắp thế giới. Tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel (An-giê-la Méc-ken) và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva (Cri-xta-li-na Gioóc-ghi-ê-va) cũng đã kêu gọi khôi phục nền kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường.
Phương Oanh