Bình Thuận có bờ biển dài 192 km và hơn 600 km các đoạn sông chảy qua cùng nhiều ao, hồ chứa nước, suối, thác… Do tập tục và thói quen của người dân vùng biển, đa số các em nhỏ thường biết bơi khá sớm, nhưng lại thiếu các kỹ năng xử lý tình huống. Đó cũng là lý do khiến nhiều phụ huynh chủ quan. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài, học sinh được ngỉ hè sẽ ham thích vui chơi, tắm ao hồ, sông suối, biển… khiến tai nạn đuối nước trên địa bàn trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng.
Thời gian gần đây, tại các bãi biển ở Bình Thuận, liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm. Mới đây nhất, vào ngày 1/6, đã xảy ra vụ đuối nước khiến hai em nhỏ ở khu phố 9, phường Mũi Né, tử vong. Trước đó, hai em rủ nhau ra biển tắm cùng một số bạn trong xóm. Chiều muộn cùng ngày, gia đình không thấy hai em về nhà nên đã nhờ người dân tổ chức tìm kiếm và thấy thi thể hai em tại khu vực biển gần bờ. Trước đó, vào ngày 19/5 cũng có 5 học sinh ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, đi tắm biển tại khu vực bãi Đá Ông Địa, thành phố Phan Thiết, bị sóng lớn đánh ra xa. Dù được lực lượng cứu hộ ứng cứu, nhưng 2 em đã tử vong.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 18 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước, riêng từ đầu năm 2019 đến nay đã có khoảng 10 trường hợp trẻ em đuối nước. Nguyên nhân của hầu hết các vụ đuối nước ở trẻ em trên địa bàn là do thiếu sự quản lý con cái của phụ huynh trong dịp hè, thiếu sự quan sát, cảnh giác khi dắt trẻ đi chơi, tắm biển. Thêm vào đó, trẻ em, thậm chí người lớn còn thiếu các kỹ năng bơi lội, xử lý tình huống dưới nước, các kỹ năng cứu đuối… Ngoài ra, do biến đổi khí hậu, luồng nước biển dịch chuyển, một số du khách không nắm vững đặc thù, không trang bị kỹ năng ứng phó, dẫn đến đuối nước.
Để giảm thiểu tình trạng đuối nước, việc phổ cập dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em được cho là một trong những giải pháp cơ bản, cấp bách nhất hiện nay. Để kêu gọi các đơn vị, địa phương, trường học, gia đình… cùng tham gia, góp phần giảm thiểu đuối nước, hướng đến tiêu chí “cộng đồng an toàn”, “ngôi nhà an toàn” và “trường học an toàn”, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cùng các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước năm 2019. Ngoài ra, các đơn vị, địa phương còn tổ chức dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, kêu gọi các cá nhân chung tay đóng góp nhân lực, vật lực đầu tư cơ sở vật chất, bể bơi để toàn dân có điều kiện học bơi…
Tuy nhiên, để tránh xảy ra tai nạn đuối nước, từng gia đình cần trang bị kỹ năng bơi cho trẻ bên cạnh việc giám sát, quản lý trẻ, nhất là trong dịp hè. Ngoài công tác truyền thông, các cấp, các ngành chức năng cần triển khai các biện pháp hữu hiệu nhất như xây dựng các trạm cứu hộ tại các bãi biển công cộng, cắm mốc cảnh báo, biển cấm tại các khu vực nguy hiểm hay xảy ra đuối nước.
Thời gian gần đây, tại các bãi biển ở Bình Thuận, liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm. Mới đây nhất, vào ngày 1/6, đã xảy ra vụ đuối nước khiến hai em nhỏ ở khu phố 9, phường Mũi Né, tử vong. Trước đó, hai em rủ nhau ra biển tắm cùng một số bạn trong xóm. Chiều muộn cùng ngày, gia đình không thấy hai em về nhà nên đã nhờ người dân tổ chức tìm kiếm và thấy thi thể hai em tại khu vực biển gần bờ. Trước đó, vào ngày 19/5 cũng có 5 học sinh ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, đi tắm biển tại khu vực bãi Đá Ông Địa, thành phố Phan Thiết, bị sóng lớn đánh ra xa. Dù được lực lượng cứu hộ ứng cứu, nhưng 2 em đã tử vong.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 18 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước, riêng từ đầu năm 2019 đến nay đã có khoảng 10 trường hợp trẻ em đuối nước. Nguyên nhân của hầu hết các vụ đuối nước ở trẻ em trên địa bàn là do thiếu sự quản lý con cái của phụ huynh trong dịp hè, thiếu sự quan sát, cảnh giác khi dắt trẻ đi chơi, tắm biển. Thêm vào đó, trẻ em, thậm chí người lớn còn thiếu các kỹ năng bơi lội, xử lý tình huống dưới nước, các kỹ năng cứu đuối… Ngoài ra, do biến đổi khí hậu, luồng nước biển dịch chuyển, một số du khách không nắm vững đặc thù, không trang bị kỹ năng ứng phó, dẫn đến đuối nước.
Để giảm thiểu tình trạng đuối nước, việc phổ cập dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em được cho là một trong những giải pháp cơ bản, cấp bách nhất hiện nay. Để kêu gọi các đơn vị, địa phương, trường học, gia đình… cùng tham gia, góp phần giảm thiểu đuối nước, hướng đến tiêu chí “cộng đồng an toàn”, “ngôi nhà an toàn” và “trường học an toàn”, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cùng các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước năm 2019. Ngoài ra, các đơn vị, địa phương còn tổ chức dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, kêu gọi các cá nhân chung tay đóng góp nhân lực, vật lực đầu tư cơ sở vật chất, bể bơi để toàn dân có điều kiện học bơi…
Tuy nhiên, để tránh xảy ra tai nạn đuối nước, từng gia đình cần trang bị kỹ năng bơi cho trẻ bên cạnh việc giám sát, quản lý trẻ, nhất là trong dịp hè. Ngoài công tác truyền thông, các cấp, các ngành chức năng cần triển khai các biện pháp hữu hiệu nhất như xây dựng các trạm cứu hộ tại các bãi biển công cộng, cắm mốc cảnh báo, biển cấm tại các khu vực nguy hiểm hay xảy ra đuối nước.
Hồng Hiếu