Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, chiều 19/3, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố về việc lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh sởi; đồng thời yêu cầu các địa phương đảm bảo kinh phí triển khai tiêm chủng vaccine.
Theo Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc (Hà Giang), tính đến ngày 31/8, có 30 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly bệnh bạch hầu. Ngày khai giảng năm học mới đang đến gần, công tác phòng, chống bệnh bạch hầu đang được các trường trên địa bàn huyện tích cực triển khai. Theo Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc (Hà Giang), tính đến ngày 31/8, có 30 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly bệnh bạch hầu. Ngày khai giảng năm học mới đang đến gần, công tác phòng, chống bệnh bạch hầu đang được các trường trên địa bàn huyện tích cực triển khai.
Nhằm chủ động phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang đề nghị Giám đốc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, tập trung phát động các chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng, huy động người dân tích cực tham gia phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương. Các Trạm y tế xã, phường tăng cường giám sát, kịp thời xử lý ổ dịch; chuẩn bị đầy đủ hóa chất, vật tư, thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị phòng dịch khi dịch xảy ra.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong thời gian gần đây, số trường hợp mắc bệnh cúm không có sự khác biệt so với những năm trước đây.
Ngày 6/7, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp tại địa bàn các huyện trong tỉnh Quảng Bình. Các lực lượng chức năng đã phối hợp chính quyền địa phương và người dân đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch lan rộng.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường giám sát, phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong.
Hiện nay, Kon Tum đang bước vào giai đoạn chuyển mùa, từ mùa khô sang mùa mưa, khí hậu nóng, ẩm, là điều kiện thích hợp cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên trẻ em sinh sôi và phát triển. Vì vậy, ngành Y tế tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm các loại bệnh như thủy đậu, tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, viêm gan trên trẻ em, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 11/8, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre Phan Trung Nghĩa cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.
Ngày 25/5, Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh đã có trên 1.100 người mắc sốt xuất huyết. Trong đó, các địa phương có số lượng người mắc sốt xuất huyết cao như: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh…
Theo báo cáo của Sở Y tế Yên Bái, trên địa bàn tỉnh hiện có ba trường hợp là người Trung Quốc nghi ngờ mắc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Theo cảnh báo của Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á - Thái Bình Dương (NACA), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y thế giới (OIE), gần đây đã có sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) gây ra trên cá rô phi tại 3 châu lục, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ao nuôi: Chọn địa điểm xây dựng ao thích hợp, nguồn nước không bị ô nhiễm. Ao phải được cải tạo triệt để trước mỗi vụ nuôi, lớp bùn đáy không quá dày. Chất lượng nước ao phải tốt.