Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề về thực trạng mô hình kinh tế tập thể ở địa phương; những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong phát triển mô hình kinh tế tập thể và những giải pháp đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam, để phát triển kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác trong thanh niên cần kết hợp giữa sức trẻ của đội ngũ thanh niên và sự liên kết trong sản xuất nhằm tạo ra sức mạnh của kinh tế tập thể. Đồng thời, các tổ hợp tác, hợp tác xã cần làm tốt công tác thị trường, làm chủ công nghệ kỹ thuật, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, phát triển nguồn nhân lực và tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Anh Ngô Văn Chương, Trưởng ban Thanh niên nông thôn, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho biết: Thời gian tới, để tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên phát triển, các tỉnh, thành đoàn cần tiến hành rà soát nhu cầu và khả năng thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã ở các địa phương, từ đó có giải pháp hỗ trợ về vốn, kiến thức, kỹ thuật và thị trường cho sản phẩm; phối hợp với Liên minh hợp tác xã, chính quyền địa phương hỗ trợ kiến thức, quy trình, thủ tục thành lập hợp tác xã; hướng dẫn xây dựng đề án sản xuất, kinh doanh; tìm kiếm thị trường, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm; tập trung nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã, ưu tiên cho các hợp tác xã thành lập mới.
Theo thống kê, toàn khu vực Tây Nguyên có 31 hợp tác xã thanh niên với 471 thành viên và 49 tổ hợp tác thanh niên với tổng số 392 thành viên. Các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên chủ yếu sản xuất, kinh doanh các dịch vụ như: trồng hoa, trồng rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại dịch vụ, bảo vệ môi trường nông thôn.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam, để phát triển kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác trong thanh niên cần kết hợp giữa sức trẻ của đội ngũ thanh niên và sự liên kết trong sản xuất nhằm tạo ra sức mạnh của kinh tế tập thể. Đồng thời, các tổ hợp tác, hợp tác xã cần làm tốt công tác thị trường, làm chủ công nghệ kỹ thuật, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, phát triển nguồn nhân lực và tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Anh Ngô Văn Chương, Trưởng ban Thanh niên nông thôn, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho biết: Thời gian tới, để tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên phát triển, các tỉnh, thành đoàn cần tiến hành rà soát nhu cầu và khả năng thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã ở các địa phương, từ đó có giải pháp hỗ trợ về vốn, kiến thức, kỹ thuật và thị trường cho sản phẩm; phối hợp với Liên minh hợp tác xã, chính quyền địa phương hỗ trợ kiến thức, quy trình, thủ tục thành lập hợp tác xã; hướng dẫn xây dựng đề án sản xuất, kinh doanh; tìm kiếm thị trường, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm; tập trung nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã, ưu tiên cho các hợp tác xã thành lập mới.
Theo thống kê, toàn khu vực Tây Nguyên có 31 hợp tác xã thanh niên với 471 thành viên và 49 tổ hợp tác thanh niên với tổng số 392 thành viên. Các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên chủ yếu sản xuất, kinh doanh các dịch vụ như: trồng hoa, trồng rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại dịch vụ, bảo vệ môi trường nông thôn.
Tuấn Anh