Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.
Cộng đồng người Dao dù ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi đâu trên thế giới đều không quên mình là con cháu Bàn Hồ (Bàn vương). Đó là sợi dây quan trọng nhất để họ gắn bó, coi nhau như anh em một nhà. Một nhóm cộng đồng mang tên “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” ra đời đã kết nối cộng đồng người Dao trên khắp mọi miền đất nước để bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Người Dao là một trong 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Đời sống văn hóa, tinh thần của người Dao phong phú, các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian đã và đang được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là một trong những giải pháp quan trọng hướng tới phát triển nông nghiệp - nông thôn Hà Nội...
Trên thế giới, di sản văn hóa được xem là tài nguyên du lịch quan trọng, là cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Với nguồn di sản văn hóa hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh hội đủ điều kiện để phát triển thành sản phẩm du lịch di sản văn hóa đặc trưng. Vì vậy, để phát huy những giá trị di sản này vừa phục vụ được lợi ích của cộng đồng, vừa góp phần mang lợi ích kinh tế cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
Trong 3 thập niên qua, Bảo tàng Tôn Đức Thắng tại số 5, đường Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là “địa chỉ đỏ” của hàng triệu lượt du khách đến tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn. Thông qua hơn 16.800 hiện vật, tư liệu và hình ảnh về Chủ tịch Tôn Đức Thắng đang được Bảo tàng lưu giữ, du khách hiểu rõ hơn con người và những cống hiến của Bác Tôn trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.