Phấn đấu cả nước có ít nhất 31% xã nông thôn mới

Phấn đấu cả nước có ít nhất 31% xã nông thôn mới
Thu hoạch rau tại trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Công ở xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Thu hoạch rau tại trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Công ở xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Phấn đấu cả nước có ít nhất 31% số xã (ít nhất 2.765 xã) đạt chuẩn nông thôn mới; ít nhất 38 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1,3-1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. 

Giờ học thực hành trên máy tính của học sinh lớp 8, trường Trung học cơ sở Ch'Ré, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Giờ học thực hành trên máy tính của học sinh lớp 8, trường Trung học cơ sở Ch'Ré, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo là rà soát, tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện hệ thống các văn bản nhằm đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo ở các cấp theo đúng quy định. 

Thu hoạch rau tại trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Công ở xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Thu hoạch rau tại trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Công ở xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Chăm sóc vườn dâu tây tại trang trại của gia đình anh Hoàng Trọng Phú, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Chăm sóc vườn dâu tây tại trang trại của gia đình anh Hoàng Trọng Phú, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Ban Chỉ đạo tham mưu đề xuất các giải pháp đa dạng hóa các nguồn vốn huy động đảm bảo nguồn lực thực hiện hoàn thành mục tiêu của từng chương trình trong giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng ngân sách Trung ương chỉ đóng vai trò "hỗ trợ", địa phương chịu trách nhiệm cân đối bổ sung ngân sách địa phương và tăng cường huy động các nguồn vốn từ xã hội hóa, đóng góp hợp pháp của cộng đồng; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xây dựng cơ bản (nhất là nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới) để kịp thời chấn chỉnh và không để phát sinh nợ mới sai quy định trong thực hiện từng chương trình. 

Giờ học theo mô hình "Trường học mới (VNEN)” của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ch'Ré , xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Giờ học theo mô hình "Trường học mới (VNEN)” của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ch'Ré , xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Có thể bạn quan tâm