Đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 50% diện tích trồng trọt sử dụng phân bón hữu cơ. Cùng với đó, có 80% số tỉnh, thành phố xây dựng được mô hình sử dụng phân bón hữu cơ gắn với chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của địa phương.
Ngày 29/8, tại huyện Phong Điền, Trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Huế phối hợp hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức tập huấn, trình diễn công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
Giúp nông dân trồng lúa nâng cao hiệu quả và tránh tình trạng lãng phí rơm rạ trên đồng, ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã hỗ trợ nông dân áp dụng cơ giới hóa khâu thu gom rơm và sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm rạ. Từ phân hữu cơ sản xuất từ rơm rạ, nông dân được hướng dẫn sử dụng để canh tác lúa và các loại cây trồng. Mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm đã được nông dân quận Thốt Nốt, huyện Thới Lai, Cờ Đỏ thực hiện, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được phép lưu hành lên 25% so với tổng số sản phẩm phân bón; công suất sản xuất phân bón của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 1,25 lần, tương đương 5 triệu tấn/năm.