Ba Cung là xã vùng cao thuộc huyện miền núi Ba Tơ, có gần 90% người dân là đồng bào dân tộc H’rê. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào nghề nông và làm thuê. Do đó, nhiều gia đình đã không thể lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn, nhiều em có năng lực học nhưng lại phải bỏ học nửa chừng.
Từ thực tế của địa phương, tháng 10/2018, anh Thể đã có ý tưởng lập mô hình “Thu gom ve chai, phế liệu bán gây quỹ” để có được nguồn quỹ hàng tháng đến thăm hỏi giúp đỡ các học sinh hoàn cảnh khó khăn đồng thời giúp làm sạch môi trường. Anh Thể chia sẻ: “Ban đầu, khi mô hình mới thành lập cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì bà con không có ý thức phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định. Do đó, tôi cùng các bạn thanh niên trong xã đã đi vận động từng hộ dân nâng cao ý thức, phân loại rác thải để bảo vệ môi trường và góp phần gây quỹ”.
Đến nay, có 7 thùng đựng phế liệu đặt tại các thôn và Trường học trên địa bàn, kèm theo dòng chữ kêu gọi “Nhằm phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách và giữ gìn vệ sinh môi trường, Đoàn xã Ba Cung kêu gọi mỗi người dân hãy bỏ vào thùng những phế liệu như vỏ lon, chai nhựa, quyên góp giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã ”.
Từ số tiền bán phế liệu này, mỗi tháng, Đoàn xã Ba Cung sẽ trích ra, hỗ trợ cho 3 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xét duyệt kỹ lưỡng từ các thôn, xóm. Mỗi suất quà trị giá 260.000 đồng, bao gồm cả phần gạo trao cho gia đình các em.
Chị Phạm Thị Phiền, đoàn viên và cũng là thủ quỹ của mô hình, cho biết, cứ tưởng đó là những thứ nhỏ nhặt rồi bỏ đi, nhưng góp nhặt lại thì thu được tiền triệu, giúp ích cho nhiều em hoàn cảnh khó khăn. “Giờ mô hình hoạt động rất ổn định, người dân tự ý thức trong việc thu gom phế liệu, bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, có nhiều người dân các xã lân cận còn góp phế liệu để cuối tháng mang tới ủng hộ Đoàn xã Ba Cung. Mô hình thực sự đã lan tỏa sâu rộng, phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” trong đồng bào dân tộc H’rê", anh Thể cho hay.
Gia đình em Phạm Văn Đức rất khó khăn, bố bỏ đi lúc em còn nhỏ, mẹ để em cho bà ngoại già yếu rồi đi lấy chồng khác. Nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của các anh chị Đoàn xã Ba Cung thì Đức không thể tiếp tục đến trường. “Ngoại già rồi, không còn lên rẫy làm thuê được như ngày trước, nên hàng ngày ngoài giờ lên lớp em phải phụ bà vào rừng hái các loại rau bán kiếm tiền mua gạo. Tiền ăn còn không đủ nên em không có tiền đóng học phí. Rất may khi các anh chị Đoàn thanh niên hỗ trợ tiền học phí, gạo để bà cháu em có cơm ăn và em được tiếp tục đến trường. Em sẽ cố gắng học để sau này có thể đi học được nghề gì đó”, Đức chia sẻ.
Không chỉ thành lập mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ”, bản thân anh Thể còn thực hiện mô hình “Nghĩa tình hậu phương”, thường xuyên quan tâm giúp đỡ các gia đình có con em đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhằm giúp các em yên tâm hoàn thành tốt nghĩa vụ thiêng liêng của người công dân đối với Tổ quốc thân yêu. Bà Phạm Thị Vĩ cho hay: Con trai tôi đang đi nghĩa vụ quân sự, nhưng thật vui khi vợ chồng tôi thường xuyên được các cô chú thanh niên trong xã đến chơi, thăm hỏi sức khỏe và giúp sửa chữa lại nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi.
Cùng với các mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ”, “Nghĩa tình hậu phương”, anh Thể còn học tập các mô hình khác từ xã bạn để triển khai tại địa phương mình như mô hình “Hũ gạo tình thương”, vận động đoàn viên thanh niên tham gia chương trình hiến máu tình nguyện (bản thân anh Thể 6 lần hiến máu), chăm sóc thân nhân liệt sĩ, người già neo đơn…
Ngoài thời gian dành cho công việc xã hội, anh Thể còn chăm chỉ lao động, sản xuất giúp gia đình phát triển kinh tế, với hàng chục héc ta keo, làm nương rẫy, chăn nuôi trâu.
Chị Phạm Thị Hạnh, Bí thư Đoàn huyện Ba Tơ cho biết, anh Thể là một cán bộ Đoàn mẫu mực, năng động trong các hoạt động Đoàn của địa phương và luôn hết sức vì công tác xã hội. Trong công việc, anh triển khai các hoạt động một cách sáng tạo, thu hút đoàn viên tham gia. Trong cuộc sống, anh thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ mọi người và là tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để đoàn viên thanh niên học tập, noi theo.
Anh Phạm Duy Thể đã xuất sắc được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2020; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng Bằng khen “Tấm gương bình dị mà cao quý trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017; Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tặng Bằng khen vì đã có thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong 3 năm liên tiếp là 2017, 2018 và 2019.
Từ thực tế của địa phương, tháng 10/2018, anh Thể đã có ý tưởng lập mô hình “Thu gom ve chai, phế liệu bán gây quỹ” để có được nguồn quỹ hàng tháng đến thăm hỏi giúp đỡ các học sinh hoàn cảnh khó khăn đồng thời giúp làm sạch môi trường. Anh Thể chia sẻ: “Ban đầu, khi mô hình mới thành lập cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì bà con không có ý thức phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định. Do đó, tôi cùng các bạn thanh niên trong xã đã đi vận động từng hộ dân nâng cao ý thức, phân loại rác thải để bảo vệ môi trường và góp phần gây quỹ”.
Đến nay, có 7 thùng đựng phế liệu đặt tại các thôn và Trường học trên địa bàn, kèm theo dòng chữ kêu gọi “Nhằm phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách và giữ gìn vệ sinh môi trường, Đoàn xã Ba Cung kêu gọi mỗi người dân hãy bỏ vào thùng những phế liệu như vỏ lon, chai nhựa, quyên góp giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã ”.
Từ số tiền bán phế liệu này, mỗi tháng, Đoàn xã Ba Cung sẽ trích ra, hỗ trợ cho 3 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xét duyệt kỹ lưỡng từ các thôn, xóm. Mỗi suất quà trị giá 260.000 đồng, bao gồm cả phần gạo trao cho gia đình các em.
Chị Phạm Thị Phiền, đoàn viên và cũng là thủ quỹ của mô hình, cho biết, cứ tưởng đó là những thứ nhỏ nhặt rồi bỏ đi, nhưng góp nhặt lại thì thu được tiền triệu, giúp ích cho nhiều em hoàn cảnh khó khăn. “Giờ mô hình hoạt động rất ổn định, người dân tự ý thức trong việc thu gom phế liệu, bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, có nhiều người dân các xã lân cận còn góp phế liệu để cuối tháng mang tới ủng hộ Đoàn xã Ba Cung. Mô hình thực sự đã lan tỏa sâu rộng, phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” trong đồng bào dân tộc H’rê", anh Thể cho hay.
Gia đình em Phạm Văn Đức rất khó khăn, bố bỏ đi lúc em còn nhỏ, mẹ để em cho bà ngoại già yếu rồi đi lấy chồng khác. Nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của các anh chị Đoàn xã Ba Cung thì Đức không thể tiếp tục đến trường. “Ngoại già rồi, không còn lên rẫy làm thuê được như ngày trước, nên hàng ngày ngoài giờ lên lớp em phải phụ bà vào rừng hái các loại rau bán kiếm tiền mua gạo. Tiền ăn còn không đủ nên em không có tiền đóng học phí. Rất may khi các anh chị Đoàn thanh niên hỗ trợ tiền học phí, gạo để bà cháu em có cơm ăn và em được tiếp tục đến trường. Em sẽ cố gắng học để sau này có thể đi học được nghề gì đó”, Đức chia sẻ.
Không chỉ thành lập mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ”, bản thân anh Thể còn thực hiện mô hình “Nghĩa tình hậu phương”, thường xuyên quan tâm giúp đỡ các gia đình có con em đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhằm giúp các em yên tâm hoàn thành tốt nghĩa vụ thiêng liêng của người công dân đối với Tổ quốc thân yêu. Bà Phạm Thị Vĩ cho hay: Con trai tôi đang đi nghĩa vụ quân sự, nhưng thật vui khi vợ chồng tôi thường xuyên được các cô chú thanh niên trong xã đến chơi, thăm hỏi sức khỏe và giúp sửa chữa lại nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi.
Cùng với các mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ”, “Nghĩa tình hậu phương”, anh Thể còn học tập các mô hình khác từ xã bạn để triển khai tại địa phương mình như mô hình “Hũ gạo tình thương”, vận động đoàn viên thanh niên tham gia chương trình hiến máu tình nguyện (bản thân anh Thể 6 lần hiến máu), chăm sóc thân nhân liệt sĩ, người già neo đơn…
Ngoài thời gian dành cho công việc xã hội, anh Thể còn chăm chỉ lao động, sản xuất giúp gia đình phát triển kinh tế, với hàng chục héc ta keo, làm nương rẫy, chăn nuôi trâu.
Chị Phạm Thị Hạnh, Bí thư Đoàn huyện Ba Tơ cho biết, anh Thể là một cán bộ Đoàn mẫu mực, năng động trong các hoạt động Đoàn của địa phương và luôn hết sức vì công tác xã hội. Trong công việc, anh triển khai các hoạt động một cách sáng tạo, thu hút đoàn viên tham gia. Trong cuộc sống, anh thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ mọi người và là tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để đoàn viên thanh niên học tập, noi theo.
Anh Phạm Duy Thể đã xuất sắc được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2020; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng Bằng khen “Tấm gương bình dị mà cao quý trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017; Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tặng Bằng khen vì đã có thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong 3 năm liên tiếp là 2017, 2018 và 2019.
Đinh Thị Hương