Khi được tiêm cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn nửa sau thai kỳ, vaccine thử nghiệm ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV) của hãng dược phẩm Pfizer có hiệu quả 82% trong phòng ngừa bệnh chuyển nặng ở trẻ sơ sinh. Kết quả thử nghiệm lâm sàng này đã được công bố ngày 6/4 trên tạp chí New England Journal of Medicine, theo đó xác nhận dữ liệu sơ bộ của nghiên cứu này.
Trong thời gian biến thể Omicron của SARS-CoV-2 hoành hành, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả 73% bảo vệ trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi.
Ngày 16/12, Ủy ban cố vấn về tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã bỏ phiếu nhất trí khuyến nghị ưu tiên sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna hơn vaccine của Johnson & Johnson (J&J) do nguy cơ xảy ra hiện tượng đông máu hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong...
Giáo sư Alex Sigal, người đứng đầu một phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu sức khỏe châu Phi ở Nam Phi, ngày 7/12 cho biết biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có thể “né tránh một phần” sự phòng ngừa của vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech.
Một số loại vaccine COVID-19 vẫn có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau 8 tháng thay vì 4-6 tháng sau tiêm như các khảo sát trước đây từng đề cập. Đây là kết quả nghiên cứu mới dựa trên phân tích mẫu máu của những người được tiêm vaccine của các hãng Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 17/9, một hội đồng cố vấn độc lập của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã bỏ phiếu khuyến nghị tiêm liều vaccine thứ 3 – liều tăng cường - của Pfizer/BioNTech cho những người trên 65 tuổi và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Ngày 10/9, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho trường hợp đã tiêm mũi một là vaccine Moderna.
Ngày 26/8, theo thông tin từ các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, tại văn bản số 5899/VPCP-KGVX, ngày 25/8/2021, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Y tế thông báo việc khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng COVID-19, sau khi tỉnh Đồng Nai đề nghị cho Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (gọi tắt là Donacoop) nhập khẩu vaccine của hãng Pfizer. Bộ Y tế quản lý việc cấp phép, kiểm tra chất lượng, bảo quản vaccine, tổ chức tiêm miễn phí cho người dân.
Ngày 20/8, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1421/QDD-TTg về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26, Luật Đấu thầu đối với việc mua bổ sung vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer.
Hai mũi vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer hoặc AstraZeneca có hiệu quả ngăn ngừa biến thể Delta gần tương đương với hiệu quả trước biến thể Alpha. Đây là kết quả của một nghiên cứu công bố trên Tạp chí y khoa New England số ra ngày 21/7.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và liên doanh Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) vẫn có hiệu quả chống lại hai biến thể của SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ là Delta và Kappa. Đây là kết quả một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford thực hiện và công bố trên tạp trí Cell ngày 23/4, qua đó khuyến khích các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng để phòng dịch COVID-19.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 2/6, Việt Nam ghi nhận thêm 241 ca mắc mới, gồm 12 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh; 229 ca ghi nhận trong nước. Trong đó, các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao nhất là: Bắc Giang (157 ca); Bắc Ninh (31 ca); Thành phố Hồ Chí Minh (31 ca). Trong ngày, 42 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số người được chữa khỏi ở Việt Nam lên 3.085 trường hợp. 49 ca đã tử vong có liên quan đến COVID-19.
Cùng với các giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng, Việt Nam cũng đang nỗ lực triển khai các giải pháp để người dân sớm được tiếp cận với vaccine phòng COVID-19.
Tại họp báo Chính phủ sáng 4/1, liên quan đến thông tin về việc mua vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ đang đàm phán với 4 nước: Anh có vaccine của Công ty AstraZeneca; Mỹ có Công ty Pfizer; Nga có vaccine Sputnik V và của Trung Quốc.