Kết quả nghiên cứu của Đại học St Andrews (Anh) vừa công bố cho thấy việc phơi nhiễm với ô nhiễm không khí có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ nhập viện vì các bệnh tâm thần.
Sáng 21/1, Hà Nội "chìm" trong sương mù dày đặc, tầm nhìn giảm đáng kể, gây không ít khó khăn cho việc lưu thông. Không khí ô nhiễm ở mức rất xấu (chỉ số chất lượng không khí - AQI từ 201-300).
Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) đã lên đến mức xấu.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 8/10, Bắc Bộ sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng hanh với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 30-33 độ C; đêm không mưa; gió Đông Bắc cấp 2-3; vùng núi đêm và sáng sớm trời lạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 7/10, Bắc Bộ ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời lạnh, với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 30-33 độ C.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học Reading (Anh) và Đại học Southern Queensland (Australia) thực hiện cho thấy, ong và các loài côn trùng có ích khác đang bị tổn hại nhiều hơn do ô nhiễm không khí so với các loài gây hại.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, nghiên cứu mới đây trên hàng trăm nghìn bệnh nhân mắc COVID-19 tại các bệnh viện ở Ontario, Canada đã cho thấy mối liên quan giữa mức độ nghiêm trọng của việc mắc bệnh và ô nhiễm không khí nói chung. Giới chuyên gia cho rằng điều này càng củng cố thêm bằng chứng hiện có cho thấy ô nhiễm không khí là "kẻ giết người thầm lặng”.
Theo trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý), 12 giờ ngày 7/2, rất nhiều điểm quan trắc ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có màu đỏ, thậm chí có 14 điểm màu tím, rất có hại cho sức khỏe.
Trong các ngày 20-21/1 và dự báo những ngày tiếp theo, cùng với kết quả quan trắc của các ứng dụng PAM Air, AirVisual cảnh báo chất lượng không khí cho thấy, nhiều nơi ở Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Hòa Bình, đặc biệt tại Hà Nội bị bao phủ bởi một lớp sương mù dày, hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông, không khí ô nhiễm nặng, một số nơi chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ô nhiễm tập trung cao vào đêm và sáng, có nhiều ngày ô nhiễm kéo dài cả ngày do tình trạng sương mù dày duy trì nên không có nắng, trời lặng gió.
Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp đang ở mức đáng báo động và ngày càng trầm trọng.“Làn khói” mờ ảo xuất hiện cả ngày chính là lớp bụi mịn – một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Theo các chuyên gia, trẻ em nằm trong nhóm đối tượng dễ chịu tác động nhất của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là mối đe dọa đối với sức khỏe và sự phát triển não bộ của trẻ em.
Trong những ngày qua, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao, trở thành vấn đề nóng được nhiều người dân quan tâm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động tìm hiểu và có những biện pháp phòng tránh để giảm thiểu tác hại đến sức khỏe.
Ô nhiễm không khí sẽ khiến tuổi thọ của trẻ em ngày nay giảm trung bình 20 tháng, trong đó trẻ em ở khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ và Canada đưa ra trong báo cáo công bố ngày 3/4.
Ô nhiễm không khí đô thị, chủ yếu khí thải từ xe cộ, có liên quan tới tình trạng gia tăng các chứng bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Đây là kết luận của một nghiên cứu khoa học công bố ngày 19/9.
Ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người thiệt mạng mỗi năm, hầu hết tại các quốc gia nghèo ở châu Á và châu Phi. Ngoài ra, 9 trên 10 người dân trên Trái đất đang phải hít thở trong bầu không khí ô nhiễm. Đây là kết quả thống kê mới nhất về tình hình ô nhiễm không khí toàn cầu vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 1/5.