Ở tỉnh Kiên Giang, nghề sản xuất nước mắm trên đảo Phú Quốc là nghề cha truyền con nối, phát triển hơn 200 năm và trở thành nghề truyền thống chủ lực của đảo ngọc Phú Quốc. Tuy vậy, nghề truyền thống này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần những giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc hình thành và phát triển hơn 200 năm trên đảo ngọc Phú Quốc với quy trình sản xuất hoàn toàn tự nhiên được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ ở thành phố biển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Ngày 16/12, tại thành phố Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian “Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao.
Nghề làm nước mắm có từ trên 200 năm nay và đã gắn liền với đời sống văn hóa của người dân thành phố đảo Phú Quốc. Ngày 27/5 vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1730/QĐ-BVHTTDL công nhận nghề làm nước mắm ở Phú Quốc, phường Dương Đông, phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có thể nói, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, đây vẫn là niềm vui to lớn, là động lực để người dân làm nghề nước mắm ở Phú Quốc tiếp tục gìn giữ, phát huy những tinh hoa của nghề truyền thống cha ông để lại.
Nằm trong các hoạt động Festival Nông nghiệp - Ngư nghiệp Kiên Giang năm 2017, ngày 7/10, Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc. Một số nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ chuyên ngành trong và ngoài tỉnh Kiên Giang, Hội nước mắm Phú Quốc, doanh nghiệp sản xuất nước mắm Phú Quốc, đại lý kinh doanh nước mắm… tham dự hội thảo.