Sáng 27/6, với 388/450 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 79,84% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa nghiên cứu cho ý kiến đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và Công an tỉnh Điện Biên về tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề nồng độ cồn, từ ngày 2/11, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Điện Biên) phối hợp các đơn vị tổ chức ra quân chốt chặn và kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển các phương tiện giao thông theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Chính phủ dù đã có nhiều quy định với mức phạt cao đối với hành vi lái xe sau khi uống rượu, bia nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, góp phần bảo vệ môi trường sống an toàn, lành mạnh nhưng không ít trường hợp, trong đó có cả cán bộ, công chức vẫn “phớt lờ” quy định rồi ... "vô tình" cướp đi sinh mạng của nhiều người và cả chính mình. Cũng vì vậy mà chưa khi nào dư luận lại quan tâm việc lực lượng chức năng xử phạt vi phạm về nồng độ cồn như hiện nay.
Liên quan đến vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào chiều 12/8 tại km1646+500 đường Hồ Chí Minh, thuộc thôn Tao Chor, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, tối 12/8, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai đã có báo cáo cụ thể về vụ tai nạn này.
Liên quan đến vụ xe tải lao xuống vực sâu ở Gia Lai, Đại tá Lê Văn Hà, Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai cho biết: Qua kết quả giám định ban đầu cho thấy lái xe tải trong vụ tai nạn không có nồng độ cồn, không sử dụng ma túy.