Ông Vũ Văn Điền tại xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức cho biết, gia đình ông vừa thu hoạch xong 5ha khoai lang Nhật nhưng chỉ thu được hơn 15 tấn. Với giá bán hiện nay khoảng 10.000 đồng/kg, tổng thu nhập từ 5ha khoai là 150 triệu đồng. Trong khi đó, tổng chi phí cho việc thuê đất, giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và công lao động trong suốt 6 tháng trồng và chăm sóc ước tính khoảng 300 triệu đồng (tức khoảng 60 triệu đồng/ha). “So với năng suất trung bình trước đây khoảng 10 tấn/ha, năng suất khoai vụ này có thể nói là thấp kỷ lục. Nguyên nhân chính có thể là do tình trạng dây chết hàng loạt”, ông Điền chia sẻ.
Anh Võ Bá Đại, một nông dân trồng khoai tại xã Quảng Tâm cùng huyện cũng cho biết, gia đình anh và nhiều hộ dân trồng khoai trong xã cũng điêu đứng vì bệnh chết dây. Bệnh này bắt đầu xảy ra khi vườn khoai trồng được 2 – 2,5 tháng, thời điểm dây khoai đang trong giai đoạn khỏe nhất. Về triệu chứng của bệnh, ban đầu tại vị trí gốc xuất hiện một số vết thâm sau đó lan nhanh làm chết đoạn dây ngay gốc. Việc trao đổi chất giữa rễ và dây, lá khoai bị gián đoạn dẫn tới dây khoai chết dần chết mòn. Dây nào bị nhiễm nhẹ thì không chết nhưng cũng không có củ hoặc củ rất nhỏ, không đáng kể.
Anh Đại cho biết, bệnh chết dây đang là nỗi ám ảnh lớn nhất của người trồng khoai lang. Phát hiện bệnh là nông dân tổng lực phun thuốc để ngăn chặn nhưng ít có hộ nào ngăn được triệt để. Nhiều hộ chậm trễ thì buông xuôi việc chăm sóc, bón phân từ tháng thứ 3. Kết quả là đến khi thu hoạch khoai thì rẫy khoai chỉ còn là rẫy… cỏ.
Anh Đoàn Văn Trường, chủ một cơ sở thu mua, sơ chế khoai lớn tại huyện Tuy Đức cho biết, năm nay dịch chết dây trên khoai lang tăng đột biến. Nhiều vườn khoai tỷ lệ dây bị chết lên đến 70 – 80%. Nếu chi phí mỗi hecta khoai lang khoảng 60 triệu đồng thì người nông dân bị lỗ trên 50%.
Theo một số nông dân trồng khoai giàu kinh nghiệm tại huyện Tuy Đức, khoai lang chết dây có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là nguồn giống. Hiện nông dân trồng khoai chủ yếu mua giống từ Lâm Đồng nhưng khâu kiểm soát chất lượng giống chưa được thực hiện chặt chẽ.
Thêm nữa, nhiều vùng đất trồng khoai liên tục từ 5 – 10 năm nay nhưng khâu xử lý, tiêu độc khử trùng, bón phân cho đất chưa được nông dân chú trọng đúng mức. Mầm bệnh tồn dư từ các vụ trước cũng như tình trạng thiếu hụt một số chất vi lượng có thể là nguyên nhân khiến khoai nhiễm bệnh và năng suất giảm mạnh như hiện nay.
Ông Đỗ Văn Kiều, Giám đốc Công ty TNHH Cường Giáp Đắk Nông (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức) cho rằng nông dân cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn nguồn giống. Đồng thời, tất cả giống khoai trước khi trồng đều phải được ngâm vào hỗn hợp các chất xử lý mầm bệnh. Nông dân cần chú trọng cân đối các loại phân bón đảm bảo dây khoai lang đủ chất dinh dưỡng để phát triển và cho củ, tránh tình trạng vừa thừa, vừa thiếu một số chất vi lượng như hiện nay. Khâu xử lý, tiêu độc, khử trùng đất trước khi trồng, đảm bảo đất có đủ độ tơi xốp, thoáng khí cũng cần được chú trọng hơn.
Còn ông Lang Văn Khang, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức cho biết, hiện nay mới bước vào vụ thu hoạch rộ nên huyện chưa có thống kê cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung năng suất giảm khá mạnh so với các năm trước, chủ yếu là do bệnh chết dây. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức khuyến cáo nông dân tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc cũng như bón phân đầy đủ cho cây. Vì khoai lang là cây ngắn ngày nên bà con cần chú trọng trả lại đủ các nguồn vi chất thông qua việc bón phân, xử lý đất cho phù hợp.
Tuy Đức là huyện có diện tích, sản lượng và chất lượng khoai lang cao nhất tỉnh Đắk Nông. Năm 2015, tổng diện tích khoai lang của huyện khoảng 2.500 ha với sản lượng gần 30.000 tấn. Khoai lang đã trở thành cây giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Với tình trạng dịch bệnh gia tăng và năng suất khoai lang giảm mạnh như hiện nay, các ngành chức năng tỉnh Đắk Nông cần xác định rõ nguyên nhân và đưa ra các khuyến cáo cần thiết cho nông dân, tránh những thiệt hại lớn hơn vào các mùa vụ sau./.
Anh Võ Bá Đại, một nông dân trồng khoai tại xã Quảng Tâm cùng huyện cũng cho biết, gia đình anh và nhiều hộ dân trồng khoai trong xã cũng điêu đứng vì bệnh chết dây. Bệnh này bắt đầu xảy ra khi vườn khoai trồng được 2 – 2,5 tháng, thời điểm dây khoai đang trong giai đoạn khỏe nhất. Về triệu chứng của bệnh, ban đầu tại vị trí gốc xuất hiện một số vết thâm sau đó lan nhanh làm chết đoạn dây ngay gốc. Việc trao đổi chất giữa rễ và dây, lá khoai bị gián đoạn dẫn tới dây khoai chết dần chết mòn. Dây nào bị nhiễm nhẹ thì không chết nhưng cũng không có củ hoặc củ rất nhỏ, không đáng kể.
Ảnh minh họa |
Anh Đại cho biết, bệnh chết dây đang là nỗi ám ảnh lớn nhất của người trồng khoai lang. Phát hiện bệnh là nông dân tổng lực phun thuốc để ngăn chặn nhưng ít có hộ nào ngăn được triệt để. Nhiều hộ chậm trễ thì buông xuôi việc chăm sóc, bón phân từ tháng thứ 3. Kết quả là đến khi thu hoạch khoai thì rẫy khoai chỉ còn là rẫy… cỏ.
Anh Đoàn Văn Trường, chủ một cơ sở thu mua, sơ chế khoai lớn tại huyện Tuy Đức cho biết, năm nay dịch chết dây trên khoai lang tăng đột biến. Nhiều vườn khoai tỷ lệ dây bị chết lên đến 70 – 80%. Nếu chi phí mỗi hecta khoai lang khoảng 60 triệu đồng thì người nông dân bị lỗ trên 50%.
Theo một số nông dân trồng khoai giàu kinh nghiệm tại huyện Tuy Đức, khoai lang chết dây có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là nguồn giống. Hiện nông dân trồng khoai chủ yếu mua giống từ Lâm Đồng nhưng khâu kiểm soát chất lượng giống chưa được thực hiện chặt chẽ.
Thêm nữa, nhiều vùng đất trồng khoai liên tục từ 5 – 10 năm nay nhưng khâu xử lý, tiêu độc khử trùng, bón phân cho đất chưa được nông dân chú trọng đúng mức. Mầm bệnh tồn dư từ các vụ trước cũng như tình trạng thiếu hụt một số chất vi lượng có thể là nguyên nhân khiến khoai nhiễm bệnh và năng suất giảm mạnh như hiện nay.
Ông Đỗ Văn Kiều, Giám đốc Công ty TNHH Cường Giáp Đắk Nông (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức) cho rằng nông dân cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn nguồn giống. Đồng thời, tất cả giống khoai trước khi trồng đều phải được ngâm vào hỗn hợp các chất xử lý mầm bệnh. Nông dân cần chú trọng cân đối các loại phân bón đảm bảo dây khoai lang đủ chất dinh dưỡng để phát triển và cho củ, tránh tình trạng vừa thừa, vừa thiếu một số chất vi lượng như hiện nay. Khâu xử lý, tiêu độc, khử trùng đất trước khi trồng, đảm bảo đất có đủ độ tơi xốp, thoáng khí cũng cần được chú trọng hơn.
Còn ông Lang Văn Khang, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức cho biết, hiện nay mới bước vào vụ thu hoạch rộ nên huyện chưa có thống kê cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung năng suất giảm khá mạnh so với các năm trước, chủ yếu là do bệnh chết dây. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức khuyến cáo nông dân tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc cũng như bón phân đầy đủ cho cây. Vì khoai lang là cây ngắn ngày nên bà con cần chú trọng trả lại đủ các nguồn vi chất thông qua việc bón phân, xử lý đất cho phù hợp.
Tuy Đức là huyện có diện tích, sản lượng và chất lượng khoai lang cao nhất tỉnh Đắk Nông. Năm 2015, tổng diện tích khoai lang của huyện khoảng 2.500 ha với sản lượng gần 30.000 tấn. Khoai lang đã trở thành cây giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Với tình trạng dịch bệnh gia tăng và năng suất khoai lang giảm mạnh như hiện nay, các ngành chức năng tỉnh Đắk Nông cần xác định rõ nguyên nhân và đưa ra các khuyến cáo cần thiết cho nông dân, tránh những thiệt hại lớn hơn vào các mùa vụ sau./.