Chương trình gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang âm hưởng của núi rừng Tây Bắc như tác phẩm “Sơn La đón Bác Hồ về”, “Xuân về trên bản Mông”. Ảnh: Diệp Anh - TTXVN |
Chương trình gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang âm hưởng của núi rừng Tây Bắc như tác phẩm “Sơn La đón Bác Hồ về”, “Xuân về trên bản Mông”... Tại Chương trình, Ban Tổ chức đã tuyên góp cho Quỹ chăm sóc, giúp đỡ người mù và Quỹ xây dựng nhà đại đoàn kết cho người mù trên địa bàn tỉnh. Là một trong những nhà hảo tâm tham gia chương trình, đại diện doanh nghiệp Đức Hoan (thành phố Sơn La) cho biết, Chương trình là dịp để các cá nhân, tổ chức được chung tay chia sẻ trách nhiệm với xã hội trong việc chăm lo đời sống cho những mảnh đời, số phận còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tham gia ủng hộ quỹ Hội Người mù tỉnh và hy vọng với sự hỗ trợ, động viên của các nhà hảo tâm, họ sẽ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống. Hội Người mù tỉnh Sơn La là tổ chức xã hội đặc thù, được thành lập ngày 3/12/2012. Hiện Hội có hơn 600 hội viên trong toàn tỉnh, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, không biết chữ, không nghề nghiệp. Cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình và xã hội, sống rải rác vùng đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ quỹ cho Hội Người mù tỉnh Sơn La. Ảnh: Diệp Anh - TTXVN |
Ông Trần Văn Sinh, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Sơn La cho biết, trong những năm qua, Hội đã thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mù. Với tinh thần “tương thân tương ái”, hội viên, người mù trong toàn tỉnh không ngừng động viên, chăm lo, giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất để có cuộc sống khỏe, sống vui, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Ban tổ chức đã tổ chức quyên góp cho Quỹ chăm sóc, giúp đỡ người mù và Quỹ xây dựng nhà đại đoàn kết cho người mù trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Diệp Anh |
Tính đến cuối năm 2018, Hội Người mù tỉnh Sơn La quản lý số vốn vay hơn 330 triệu đồng từ nguồn vốn quốc gia giải quyết việc làm cho 65 hội viên; tổ chức các lớp dạy nghề, xóa mù chữa cho 100 hội viện; duy trì hoạt động khoảng 20 cơ sở sản xuất chổi chít, tăm giang và tẩm quất của hội viên tổ chức, quản lý. Trong năm 2018, Hội đã vận động quyên góp ủng hộ xây nhà đại đoàn kết cho 3 hội viên, người mù có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Sông Mã, Mường La. Thời gian tới, Hội Người mù tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục tập trung tổ chức và quản lý các cơ sở phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề, các cơ sở sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Hội thành lập. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp cho hội viên.
Diệp Anh