Ninh Thuận và Bình Thuận ứng phó với hạn hán khốc liệt chưa từng có

Ninh Thuận và Bình Thuận ứng phó với hạn hán khốc liệt chưa từng có
Tỉnh Ninh Thuận đã công bố hạn hán ở 6 huyện, trong đó có 4 huyện công bố ở 18 xã và 2 huyện bị thiệt hại nặng nề. Hai huyện Thuận Nam và Bắc Ái công bố hạn hán kéo dài đến tháng 6.

Tỉnh Ninh Thuận có 20 hồ chứa nước, lượng nước tích tại 20 hồ chứa này hiện chỉ còn 53,5/192,21 triệu mét khối, đạt 27,83% dung tích thiết kế. Các hồ chứa như Ông Kinh, Tà Ranh đã cạn kiệt nước từ tháng 1/2016; một số hồ tiếp tục cạn kiệt nước như Tân Giang, Bầu Zôn, Thành Sơn, Sông Trâu…
 
Hồ Ông Kinh có dung tích 750,000 mét khối, công năng chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng đến thời điểm này đã cạn kiệt tới tận đái.
Hồ Ông Kinh có dung tích 750,000 mét khối, công năng chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng đến thời điểm này đã cạn kiệt tới tận đái.

Hạn hán đã làm cho 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh bị giảm năng suất hoặc mất trắng, trong đó có 67 ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông, hàng nghìn héc-ta táo, nho... Tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, một số hồ cạn trơ đáy, không còn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. 

 
Ông Nguyễn Hữu Trị ở thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (phải) cho biết, nước giờ không có để mà khoan.
Ông Nguyễn Hữu Trị ở thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (phải) cho biết, nước giờ không có để mà khoan.

Ở thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, hiện có khoảng 217 hộ, 879 nhân khẩu đang đối mặt với thực trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Quân khu V đã dùng xe bồn để chuyển nước và cấp nước cho đồng bào sinh hoạt, mỗi hộ 2 can 40 lít/ngày, nhằm giúp đồng bào giảm chi phí mua nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó, đồng bào cũng đã di chuyển đàn gia súc trên 3.500 con (bò, dê, cừu) đến nơi có nước uống, thức ăn, góp phần giảm thiệt hại kinh tế.

 
Quân khu V cấp nước sinh hoạt cho đồng bào ở thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, mỗi hộ 2 can 40 lít/ngày.
Quân khu V cấp nước sinh hoạt cho đồng bào ở thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, mỗi hộ 2 can 40 lít/ngày.

Tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo cho các huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vụ Đông Xuân này, tỉnh đã chuyển trên 1.267 ha đất trồng lúa sang cây chịu hạn, cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và ít sử dụng nước như bắp, đậu xanh, cỏ, táo, nho… Đặc biệt, tỉnh khuyến khích đồng bào sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước...

 
Trang trại Liên Chiến ở xã Thuận Quý, huyện Thuận Nam (Bình Thuận) sử dụng hệ thống tưới phun tiết kiệm nước và công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây thanh long, giúp giảm ngày công lao động và kiểm soát được lượng nước.
Trang trại Liên Chiến ở xã Thuận Quý, huyện Thuận Nam (Bình Thuận) sử dụng hệ thống tưới phun tiết kiệm nước và công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây thanh long, giúp giảm ngày công lao động và kiểm soát được lượng nước. 

Anh Nguyễn Hữu Mập tại thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải lo lắng: trong tháng 4 và 5 này, nếu không có mưa sẽ không tích trữ được nước, coi như sống trong vùng bỏ hoang. “Cây nho và cây táo là chủ lực của Ninh Thuận, giờ nếu không trữ nước được lâu dài thì sẽ phải chuyển sang trồng hành, tỏi, các loại cây trồng ngắn hạn hơn, chi phí đầu tư ít hơn”.

Anh Nguyễn Phi Toàn ở thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có 2 giàn nho, 1 giàn đã chết khô còn 1 giàn đang trong tình trạng thiếu nước. Nếu trong thời gian tới không có mưa thì cũng chết theo.
Anh Nguyễn Phi Toàn ở thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có 2 giàn nho, 1 giàn đã chết khô còn 1 giàn đang trong tình trạng thiếu nước. Nếu trong thời gian tới không có mưa thì cũng chết theo.
Nho thời điểm này đang ra bông, khoảng 1 tháng nữa sẽ sang trái. Nếu không có nước thì trái nho sẽ héo và chết.
Nho thời điểm này đang ra bông, khoảng 1 tháng nữa sẽ sang trái. Nếu không có nước thì trái nho sẽ héo và chết. 

Tại tỉnh Bình Thuận, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết: Lượng nước sông, hồ chứa xuống thấp, chỉ đủ để dùng cho 18.748 ha lúa Đông Xuân, giảm 15.423 ha so với diện tích gieo trồng năm trước. Nếu trong tháng 4 và 5 này không có mưa, nông dân Bình Thuận sẽ tạm dừng xuống giống Hè Thu 2016.

 
Hồ Bầu Zôn, thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), có dung tích là 1.690.000 mét khối nước, đến thời điểm này chỉ còn 400.000 mét khối.
Hồ Bầu Zôn, thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), có dung tích là 1.690.000 mét khối nước, đến thời điểm này chỉ còn 400.000 mét khối.

Tỉnh Bình Thuận đã hạn chế trồng lúa, chuyển sang trồng cây ngắn ngày; triển khai các trạm bơm tiết kiệm nước và điều tiết nước phù hợp. Hiện tỉnh có 3.055 ha đất sản xuất tận dụng được nước gió, nước giếng khoan…

Mặc dù đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để đối phó với khô hạn nhưng tỉnh vẫn còn tới 15.423 ha không sản xuất nông nghiệp được, trong đó có hàng nghìn héc-ta ở các huyện  Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân khả năng phải bỏ hoang. 
 
Do thiếu nước, gia đình ông Thuận Ngọc Bắp, dân tộc Chăm ở thôn Bình Nghĩa, xã Bắc Sương, huyện Thuận Bắc (Bình Thuận) đã chuyển sang trồng cây đậu xanh.
Do thiếu nước, gia đình ông Thuận Ngọc Bắp, dân tộc Chăm ở thôn Bình Nghĩa, xã Bắc Sương, huyện Thuận Bắc (Bình Thuận) đã chuyển sang trồng cây đậu xanh.

Vườn quýt của gia đình ông Nguyễn Ngọc Dũng ở xóm 1C, thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) năm nay bị thiệt hại trên 25 triệu đồng do hạn hán kéo dài. "Mùa hạn năm nay, gia đình tôi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để khoan giếng và mua vật tư dẫn nước, vậy mà giờ vẫn phải đối mặt với thiếu nước trầm trọng, vườn quýt không biết có trải qua được mùa khô này hay không” - ông Dũng thở dài nói.

 
Vườn quýt của gia đình ông Nguyễn Ngọc Dũng ở xóm 1C, thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) năm nay bị thiệt hại trên 25 triệu đồng do hạn hán kéo dài.
Vườn quýt của gia đình ông Nguyễn Ngọc Dũng ở xóm 1C, thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) năm nay bị thiệt hại trên 25 triệu đồng do hạn hán kéo dài.

Có thể bạn quan tâm