Tại xã Thanh Lương, thị xã Bình Long vẫn còn tồn tại những chiếc cầu tạm chưa được nâng cấp sữa chữa. Cây cầu nối liền tổ 6 ấp Thanh Trung với tổ 4, tổ 5 của ấp Thanh Thịnh đang khiến người dân nơm nớp lo sợ. Qua nhiều năm sử dụng, chiếc cầu được làm bằng gỗ, hai bên mố cầu được ghè đá đã hở hàm ếch và có nguy cơ sụt lún bất cứ lúc nào.
Theo người dân địa phương, cây cầu này phục vụ cầu đi lại, giao thương của gần 250 hộ dân. Nhưng thực tế, sức chịu đựng của cây cầu đã quá tải. Chiếc cầu này chỉ được xây dựng dựa trên những thanh sắt đường ray cũ bắc qua con suối đã xuống cấp, hư hỏng nặng nề. Theo người dân phản ánh, chiếc cầu này đã từng bị nước lũ cuốn trôi.
"Mỗi khi mùa mưa tới, việc đi lại qua cây cầu này đối với người dân rất khó khăn. Nước mưa, nước lũ tràn qua cầu, rất nguy hiểm. Năm ngoái, mưa lũ lớn quá khiến cầu không chịu nổi, trôi mất. Người dân phải gom góp tiền thuê máy múc kéo cầu lên" - ông Bùi Thế Viền, ở ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long cho biết.
Tương tự là chiếc cầu nối 3 ấp Thanh Tuấn, Thanh Trung và Thanh Hải của xã Thanh Lương. Đoạn đường bê tông nối liền 3 ấp nay đã được hoàn thành nhưng chiếc cầu chỉ bằng phân nửa mặt đường thì vẫn nguyên như cũ. Điều này không chỉ khiến các xe tải trọng lớn không thể lưu thông mà còn khiến người đi đường mất cảnh giác và rất dễ xảy ra tai nạn chỉ trong một phút bất cẩn.
Ông Nguyễn Văn Đức, tổ trưởng tổ 8, ấp Thanh Tuấn, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long cho rằng, nghịch lý là con đường ở khu vực ấp Thanh Huấn làm xong lâu rồi nhưng cầu vẫn cũ, nhỏ hẹp nên xe cộ đi lại đêm hôm không thấy đường, dễ "lọt" xuống mương. Cầu phải rộng ít nhất 3 m nhưng lại quá nhỏ hẹp nên các loại xe vận chuyển khoảng 1 tấn không thể lưu thông qua được. Mọi hoạt động sinh hoạt và phát triển kinh tế của người dân cũng khó khăn hơn vì phải chạy vòng mấy cây số. Trong khi, nếu qua cầu thì chỉ cách có 100 m là tới đường nhựa.
Hiện trên địa bàn xã Thanh Lương, thị xã Bình Long vẫn còn khoảng 4 cây cầu tạm chưa được nâng cấp, sửa chữa, hạn chế phát triển kinh tế trên địa bàn xã; đồng thời tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Khó khăn hiện nay của các xã là chưa có nguồn vốn dành cho tu bổ hay xây mới những cây cầu tạm này.
Ông Đoàn Công Thư - cán bộ giao thông - thuỷ lợi thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước chia sẻ, xã Thanh Lương đang tập trung thực hiện chương trình nông thôn mới. Theo các tiêu chí đề ra, nhà nước chỉ đầu tư cho xi măng, đá các loại..., phần còn lại thì người dân phải đóng góp thêm. Tuy nhiên, ở địa phương, đất thì rộng nhưng dân ở thì thưa, nguồn lực kinh tế đóng góp không đủ để xây dựng các cây cầu tạm. Bởi vậy, người dân rất mong được hỗ trợ thêm kinh phí để xây dựng những cây cầu dân sinh đã xuống cấp, gây nguy hiểm khi sử dụng.
Xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đang phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá với nguồn hàng nông sản dồi dào, phong phú. Nhu cầu đi lại, giao thương của người dân rất lớn. Do đó, những cây cầu đảm bảo an toàn sẽ góp phần giúp giao thông thông suốt, tạo điều kiện giúp các mặt hàng nông sản chủ lực của xã vươn xa./.
Ảnh minh họa- tTXVN |
Theo người dân địa phương, cây cầu này phục vụ cầu đi lại, giao thương của gần 250 hộ dân. Nhưng thực tế, sức chịu đựng của cây cầu đã quá tải. Chiếc cầu này chỉ được xây dựng dựa trên những thanh sắt đường ray cũ bắc qua con suối đã xuống cấp, hư hỏng nặng nề. Theo người dân phản ánh, chiếc cầu này đã từng bị nước lũ cuốn trôi.
"Mỗi khi mùa mưa tới, việc đi lại qua cây cầu này đối với người dân rất khó khăn. Nước mưa, nước lũ tràn qua cầu, rất nguy hiểm. Năm ngoái, mưa lũ lớn quá khiến cầu không chịu nổi, trôi mất. Người dân phải gom góp tiền thuê máy múc kéo cầu lên" - ông Bùi Thế Viền, ở ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long cho biết.
Tương tự là chiếc cầu nối 3 ấp Thanh Tuấn, Thanh Trung và Thanh Hải của xã Thanh Lương. Đoạn đường bê tông nối liền 3 ấp nay đã được hoàn thành nhưng chiếc cầu chỉ bằng phân nửa mặt đường thì vẫn nguyên như cũ. Điều này không chỉ khiến các xe tải trọng lớn không thể lưu thông mà còn khiến người đi đường mất cảnh giác và rất dễ xảy ra tai nạn chỉ trong một phút bất cẩn.
Ông Nguyễn Văn Đức, tổ trưởng tổ 8, ấp Thanh Tuấn, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long cho rằng, nghịch lý là con đường ở khu vực ấp Thanh Huấn làm xong lâu rồi nhưng cầu vẫn cũ, nhỏ hẹp nên xe cộ đi lại đêm hôm không thấy đường, dễ "lọt" xuống mương. Cầu phải rộng ít nhất 3 m nhưng lại quá nhỏ hẹp nên các loại xe vận chuyển khoảng 1 tấn không thể lưu thông qua được. Mọi hoạt động sinh hoạt và phát triển kinh tế của người dân cũng khó khăn hơn vì phải chạy vòng mấy cây số. Trong khi, nếu qua cầu thì chỉ cách có 100 m là tới đường nhựa.
Hiện trên địa bàn xã Thanh Lương, thị xã Bình Long vẫn còn khoảng 4 cây cầu tạm chưa được nâng cấp, sửa chữa, hạn chế phát triển kinh tế trên địa bàn xã; đồng thời tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Khó khăn hiện nay của các xã là chưa có nguồn vốn dành cho tu bổ hay xây mới những cây cầu tạm này.
Ông Đoàn Công Thư - cán bộ giao thông - thuỷ lợi thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước chia sẻ, xã Thanh Lương đang tập trung thực hiện chương trình nông thôn mới. Theo các tiêu chí đề ra, nhà nước chỉ đầu tư cho xi măng, đá các loại..., phần còn lại thì người dân phải đóng góp thêm. Tuy nhiên, ở địa phương, đất thì rộng nhưng dân ở thì thưa, nguồn lực kinh tế đóng góp không đủ để xây dựng các cây cầu tạm. Bởi vậy, người dân rất mong được hỗ trợ thêm kinh phí để xây dựng những cây cầu dân sinh đã xuống cấp, gây nguy hiểm khi sử dụng.
Xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đang phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá với nguồn hàng nông sản dồi dào, phong phú. Nhu cầu đi lại, giao thương của người dân rất lớn. Do đó, những cây cầu đảm bảo an toàn sẽ góp phần giúp giao thông thông suốt, tạo điều kiện giúp các mặt hàng nông sản chủ lực của xã vươn xa./.
Đậu Tất Thành