Sơn Thủy là địa phương có diện tích nhãn lớn nhất của huyện với 107 ha; trong đó, có 54 ha đang trong thời kỳ khai thác. Ông Bùi Văn Miển, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy phấn khởi cho biết, với giá bán đầu vụ cắt tại vườn 25.000đồng/kg, giá trị doanh thu của xã đạt hơn 100 tỷ đồng.
Nhờ hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay có đến 80% số hộ nông dân đã chuyển đổi từ cây lúa, cây màu sang trồng nhãn. Nhà ít thì vài trăm mét vuông, nhà nhiều từ 2 – 3ha, tập trung nhãn nhiều nhất tại xóm Khoang và Lốc. Trong xã, một số hộ nông dân như gia đình ông Bùi Quang Thiều, Bùi Như Quỳnh, Quách Đình Vững, Đinh Công Phục, Bùi Văn Chiến…thu hoạch nhãn sau khi trừ chi phí thu về từ 100- 300 triệu đồng.
Nhãn Sơn Thủy đã được công nhận nhãn hiệu tập thể và được đăng ký bảo hộ Sở hữu trí tuệ từ năm 2016. Đồng thời, có 31 hộ trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích 34 ha. Đây chính là “đòn bẩy” giúp sản phẩm nhãn Sơn Thủy quảng bá thương hiệu, đem sản phẩm nông sản sạch tới tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Xác định cây nhãn là cây chủ lực trong xóa nghèo, làm giàu, xây dựng nông thôn mới, xã Sơn Thủy sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trở thành vùng sản xuất hàng hóa lớn. Chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả, cải tạo vườn tạp sang trồng nhãn. Đồng thời, ghép cải tạo với những cây nhãn, vườn nhãn già cỗi bằng những giống mới cho năng suất cao.
Nhờ hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay có đến 80% số hộ nông dân đã chuyển đổi từ cây lúa, cây màu sang trồng nhãn. Nhà ít thì vài trăm mét vuông, nhà nhiều từ 2 – 3ha, tập trung nhãn nhiều nhất tại xóm Khoang và Lốc. Trong xã, một số hộ nông dân như gia đình ông Bùi Quang Thiều, Bùi Như Quỳnh, Quách Đình Vững, Đinh Công Phục, Bùi Văn Chiến…thu hoạch nhãn sau khi trừ chi phí thu về từ 100- 300 triệu đồng.
Nhãn Sơn Thủy đã được công nhận nhãn hiệu tập thể và được đăng ký bảo hộ Sở hữu trí tuệ từ năm 2016. Đồng thời, có 31 hộ trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích 34 ha. Đây chính là “đòn bẩy” giúp sản phẩm nhãn Sơn Thủy quảng bá thương hiệu, đem sản phẩm nông sản sạch tới tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Xác định cây nhãn là cây chủ lực trong xóa nghèo, làm giàu, xây dựng nông thôn mới, xã Sơn Thủy sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trở thành vùng sản xuất hàng hóa lớn. Chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả, cải tạo vườn tạp sang trồng nhãn. Đồng thời, ghép cải tạo với những cây nhãn, vườn nhãn già cỗi bằng những giống mới cho năng suất cao.
Nhan Sinh