Chiều 13/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức họp 2 Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Hoạt động nhằm tập trung bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ngày 7/2, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức họp Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Theo đó, tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Xây dựng trong thời gian tới là triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình.
Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.
Theo ông Nguyễn Nam Hưng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh, địa phương dự kiến dành tổng kinh phí hỗ trợ tối đa khoảng trên 163 tỷ đồng trích từ nguồn vốn đầu tư công ngân sách cấp tỉnh để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp. Trong đó, kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khoảng 160 tỷ đồng; còn lại hỗ trợ các phí, lệ phí với trên 3 tỷ đồng.
Ngày 8/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Tính đến thời điểm này, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt 26,3 m2 sàn/người. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, năm 2024, Chính phủ giao mục tiêu cả nước hoàn thành 130 nghìn căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này rất khó để đạt được trong năm nay.
Trước nhu cầu lớn của người lao động về nhà ở xã hội, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bố trí quy hoạch quỹ đất để triển khai dự án, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bàn giao nhà ở xã hội cho khách hàng đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân có thu nhập thấp, góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ đến năm 2030 xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
Sau 5 năm thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã giúp hàng trăm hộ gia đình là cán bộ, công chức, người lao động thu nhập thấp… trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ổn định nơi ở, thực hiện ước mơ an cư, lạc nghiệp.
Theo Tổng công ty Viglacera – CTCP (mã chứng khoán: VGC), doanh nghiệp này có một kế hoạch lớn về việc đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2022-2030.
Ngày 20/10, Khu đô thị Ân Phú, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Công ty cổ phần Đầu tư-Phát triển Đô thị Ân Phú tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà ở chung cư xã hội.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tích cực phối hợp chính quyền địa phương các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai hiệu quả chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Chương trình này đã giúp nhiều gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, người thu nhập thấp tiếp cận vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà ở an toàn, ổn định cuộc sống.
Để hỗ trợ người dân có thu nhập thấp và công nhân trong các khu công nghiệp có được chỗ ở ổn định, phù hợp với tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 -2030” trên địa bàn tỉnh.
Ngày 8/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" chủ trì Phiên họp thứ nhất của Đoàn giám sát.
Sáng 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại Khu công nghiệp Phú Hội (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) với quy mô gần 400 căn hộ, với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
Chiều 16/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ, cắt băng khánh thành cầu Như Nguyệt mới (cầu Như Nguyệt 2) và dự Lễ, thực hiện nghi thức khởi công dự án Nhà ở xã hội dành cho công nhân tại tỉnh Bắc Giang.
Sáng 24/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Ngày 3/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Sáng 1/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Hội nghị được kết hợp trực tiếp và trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ và UBND 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng 1/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Hội nghị được kết hợp trực tiếp và trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ và UBND 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 9/12/2015 hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Chiều 27/7, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về tài chính quốc gia; vay, trả nợ công; đầu tư công trung hạn. Một số lĩnh vực đầu tư vừa nhằm gia tăng động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội là vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, trong đó có vấn đề đầu tư nhà ở cho công nhân.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 1232/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Sau khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, nguồn lực hỗ trợ thiếu hụt khiến doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội không có vốn tham gia và người dân không vay được tiền để thuê, mua loại hình nhà ở này. Tháo gỡ khó khăn này, mới đây, Chính phủ đã giao các Bộ ngành liên quan cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách Xã hội và bổ sung 2.000 tỷ đồng cho 4 ngân hàng thương mại để hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Với dòng vốn ưu đãi mới, nhà ở xã hội sẽ được tiếp sức để gia tăng sản phẩm phục vụ người dân.
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong năm 2019 đã hỗ trợ xây dựng hơn 4.000 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; xây dựng trên 1,2 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 15.600 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống.
Đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tham mưu các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội bố trí cấp vốn bổ sung 2.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay nhà ở xã hội theo quy định.