Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của nền giáo dục phụ thuộc vào sự phát triển của đội ngũ nhà giáo. Kết quả của đổi mới giáo dục phụ thuộc vào sự đổi mới của từng nhà giáo. Thời điểm này, dự án Luật Nhà giáo chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV và nhận được nhiều kỳ vọng, mong chờ từ đội ngũ nhà giáo trên cả nước. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về những điểm nổi bật của dự thảo Luật Nhà giáo nhằm đổi mới, hoàn thiện thể chế trong quản lý nhà nước về nhà giáo, chuyển trọng tâm từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực.
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.
Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Hàng ngàn giáo viên tại Đắk Lắk bất ngờ và lo lắng trước thông báo truy thu tiền phụ cấp ưu đãi trong nhiều năm do chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo vượt mức quy định. Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Kim Oanh cho biết, Sở đang phối hợp cùng đơn vị liên quan rà soát để có hướng xử lý.
Ngày 29/12, tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Chương trình “Tết sớm với cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh vùng cao” năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch 376/KH-TLĐ ngày 8/11/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên và người lao động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Chương trình gặp mặt, tri ân cán bộ ngành Giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) do bốn cơ quan báo chí: Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức đã diễn ra chiều 17/11, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
Nhà giáo nhân dân (NGND) Lâm Es là niềm tự hào của bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung về đức tính giản dị của một nhà giáo một đời tự học, một người thầy mẫu mực đã dành gần trọn cuộc đời cống hiến và chăm lo cho công tác giáo dục dân tộc và sự nghiệp giáo dục của địa phương, khu vực và nước nhà. Ông là nhà giáo người dân tộc Khmer đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được phong tặng danh hiệu NGND vào năm 2002.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký, ban hành Nghị định số 14/2020/NĐ-CP ngày 24/1/2020 Quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng trợ cấp chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.
Vượt khó, yêu nghề, mến trẻ, không ngừng học tập và sáng tạo trong chuyên môn là nét chung của các thầy cô tiêu biểu ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An. Nổi bật trong số đó là cô Nguyễn Thị Mai (Trường Tiểu học Hà Huy Tập 1, thành phố Vinh) và cô Nguyễn Thị Kim Anh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học 1 Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An).
Ngày 16/11/2017, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tổ chức hoạt động nhằm tri ân và tôn vinh các nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982-2017).
Ngày 26/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tuyên dương các nhà giáo và cán bộ quản lý tiêu biểu về giáo dục học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ ba.
Chính phủ vừa ban hành. Nghị định quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.