Trong hành trình đi tìm nguồn nước của đàn chim (ảnh trên) đã có những con chim kiệt sức, chết khô vì thiếu nước (ảnh dưới). |
Hiện tại các loài cá trắng và chim chết khô đã xuất hiện ở một số nơi trong khu bảo tồn do thiếu nước uống và nguồn thức ăn chính của chim là các loai ốc, cá cũng không còn . Tình trạng này đang diễn ra tại Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An),Khu bảo tồn đất ngập nước Tràm Chim (huyện Tam Nông-Đồng Tháp) , khu bảo tồn đất ngập nước U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau)…
Theo lãnh đạo Ban quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước (RAMSAR) ở các tỉnh ĐBSCL, nguyên nhân gây ra khô hạn khốc liệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu bảo tồn đất ngập nước là do hiện tượng biến đổi khí hậu Elnino làm cho các khu bảo tồn đất ngập nước cạn kiệt, khô hạn sớm hơn hàng năm và kéo dài nhiều tháng, thậm chí đến đầu tháng 5/2016 vẫn chưa có trận mưa nào. Bên cạnh đó, việc xây dựng các đập thủy điện ở đầu nguồn cũng làm cho mực nước sông Tiền, sông Hậu ( nằm ở hạ lưu sông Mekong) xuống thấp hơn hàng năm từ 1 đến 2 mét, mặc dù trước đó các đập đầu nguồn sông Mekong đã xả nước nhưng lượng nước cũng chưa thắm vào đâu.
Những con cò ốc may mắn được cứu hộ tại Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
Tình trạng khô hạn sớm và kéo dài đã làm nhiều vùng đất ngập nước hàng trăm năm qua chưa bao giờ cạn kiệt nay bị khô hạn, nứt nẻ, không còn ngập nước như trước đây, dẫn tới nguy cơ mất cân bằng sinh thái ở những khu vực vốn giàu tính đa dạng sinh học này..
.
Đàn cá bông, cá lóc, cá trê vàng, cá rô đồng mắc cạn tại Ao Sen đang được
nhân viên cứu hộ đưa về nơi có nước để bảo vệ.
Ao Sen -một điểm hàng trăm năm qua chưa bao giờ cạn nước, nay trở nên
khô cạn với các loài ốc chết khô hàng loạt.
Ông Trương Thanh Sơn, giám đốc Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen cho biết: khu bảo tồn có gần 5.000 ha rừng tràm, đầm lầy ngập nước đều đang trong tình trạng khô hạn, trong đó có gần 1.500 ha rừng lỏi được đánh già ở tình trạng cực kỳ nguy cấp. Tại khu đầm sen trên 50 ha, mùa này năm ngoái nước ở chổ cao gò cũng gần nửa mét, chổ sâu gần một mét thì nay khô nẻ trơ cả đáy, sen trụi lá, cá , ốc chết hàng loạt.
Hình ảnh cá , ốc chết hàng loạt (ảnh trên) và nỗ lực cứu hộ đàn cá của các nhân viên
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (ảnh dưới)
Tại khu bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) với diện tích trên 7.000 ha cũng phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng rất cao. Nước kiệt khô trơ cả gốc tràm hàng trăm năn tuổi, thảm cỏ năng, lúa ma (lúa trời) và các loài chim, cá quý hiếm cũng bị suy giảm đáng kể. Hiện chỉ có 4 cá thể sếu đầu đỏ bay về nhưng chưa biết chúng có ở hay chỉ thăm dò rồi đi.
Điêng điểng, cò trắng được đưa vào trại cứu hộ,
Tỉnh Đồng Tháp đã huy động 100 % lực lương kiểm lâm và cả quân đội tuần tra, bảo vệ các vùng trọng yếu nguy cơ xảy ra cháy rừng; đồng thời tranh thủ nước từ thượng nguồn sông Tiền đổ về bơm vào vùng lỏi dự trữ để có nước phục vụ phòng cháy chửa cháy kịp thời.
Những thùng nuôi ong trống rỗng ở khu bảo tồn đất ngập nước Tràm Chim
do đàn ong mật bỏ đàn ra đi.