Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền dân tộc, dịp quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt. Trong những ngày Tết, các gia đình cùng nhau sum họp quây quần bên nhau, ôn lại những gì đã qua trong năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tại Việt Nam, số người mắc bệnh đái tháo đường đang ngày một gia tăng, tỷ lệ người bệnh tăng gấp đôi so với 10 năm trước. Trong số đó, hơn một nửa chưa được chẩn đoán, nghĩa là không được điều trị. Trong số những người đã được chẩn đoán và điều trị, chỉ có khoảng 1/3 đạt được mục tiêu điều trị...
Với mong muốn bảo tồn và phát huy tiềm năng, thế mạnh cây sâm Nam núi Dành - “sản vật quý” ở địa phương, chị Nguyễn Thị Kim Dung (sinh năm 1986), Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi Dành Liên Chung, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang dành nhiều tâm huyết cho cây trồng này.
Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người Việt. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người Việt lại chuẩn bị mua sắm lễ vật, chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo và phóng sinh cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu, được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ và trở thành một nét đẹp trong văn hóa ngày Tết.
Ngày 18/2, tại Bảo tàng Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Bản sắc và giá trị”.
Lễ hội Tết Việt 2021 hướng đến tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực, truyền đạt những phong tục, giai thoại Tết cổ truyền Việt Nam đến lớp trẻ sẽ diễn ra từ ngày 21 – 24/1/2021 tại Công viên Lê Văn Tám (Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là lần thứ hai, Sở Du lịch Thành phố phối hợp với Sở Công Thương và Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tổ chức, dự kiến thu hút hơn 70.000 lượt người tham gia với các hoạt động chính gồm xem Tết, ăn Tết, chơi Tết và chợ Tết.
Đối với người Việt Nam, chợ là không gian văn hóa và là nơi gắn bó với đời sống của biết bao thế hệ. Và đi chợ Tết vào dịp đầu năm mới để cầu sự may mắn, suôn sẻ đã trở thành một trong những thú vui Xuân của người Việt. Vì mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào dịp Tết, phục vụ khách du xuân nên những phiên chợ này luôn mang nét độc đáo, có một không hai.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, cây trà có nguồn gốc từ Việt Nam và nhờ đó, người Việt biết đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Từ núi cao xuống đồng bằng, từ thành thị đến thôn quê, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, người Việt đều yêu thích và có cách uống trà, thưởng trà phù hợp với điều kiện của mình. Uống trà từ lâu đã là một phong tục, một nét văn hóa được phổ biến rộng rãi trong đời sống người Việt. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, chén trà càng được chú trọng, nâng niu.
Tối 14/9, tại Khu di tích Kiếp Bạc thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương đã tổ chức Liên hoan diễn xướng hầu Thánh. Liên hoan nhằm tôn vinh, bảo tồn những giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận.
Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây cũng là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Trong không khí thiêng liêng của những ngày Tết cổ truyền, màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm.
Mỗi độ thu về báo hiệu một mùa Vu Lan tới. Vu Lan không chỉ là nghi lễ riêng của Phật giáo, ngày lễ lớn đối với những người con Phật mà còn đi vào truyền thống đạo đức, trở thành một nét văn hóa đẹp, thấm sâu trong tâm thức của hàng triệu triệu người con Việt.
Tổ tiên người Việt từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Việt luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, sau vụ tấn công bằng xe tải nhằm vào khu chợ Giáng sinh Breitscheidplatz ở quận Charlottenburg (Cha-lốt-ten-bớc), trung tâm thủ đô Berlin đêm 19/12 khiến 12 người chết và khoảng 50 người bị thương, cộng đồng người Việt tại thành phố này cảm thấy khá bất an.
Hơn 40 kiều bào thành phố Montreal của Canaada đã tham gia buổi gặp mặt tăng cường giao lưu, đoàn kết, phát triển cộng đồng và thưởng thức, những tác phẩm, câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 126 năm ngày sinh của Người.
Tổng Hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia đã tổ chức cứu trợ cho 96 gia đình người Việt và Campuchia ở phường Chak Angre Krom bị hỏa hoạn hôm 8/2.
Hàng trăm người Việt sống tại Frankfurt am Main và các vùng phụ cận của Đức tuần hành trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối hành động leo thang trên Biển Đông.
Liên quan đến vụ 59 du khách Việt Nam “biến mất” sau khi tới đảo Jeju, Hàn Quốc vào tháng trước, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Jeju ngày 15/2 cho biết vào ngày 8/2 vừa qua, họ đã phát hiện thêm 5 du khách người Việt (3 nam, 2 nữ) tại một nhà trọ tại làng Daecheong, thị trấn Tây Kwipo trên hòn đảo du lịch này.
Đình làng là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Vì vậy, việc gìn giữ giá trị văn hóa đình làng cũng chính là để kế thừa, phát huy dòng chảy văn hóa dân tộc.
Trang mạng "inforesist.org" cho biết sáng 28/1, lực lượng đặc nhiệm thuộc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã khám xét khu Làng Sen do cộng đồng người Việt Nam xây dựng ở thành phố Odessa.
Chiều 25/1, đoàn Ban chấp hành Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức đã tới trụ sở Quốc hội Đức để trao thư ngỏ phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, liên quan đến vụ hơn 50 du khách Việt Nam “biến mất” khỏi khách sạn trên đảo Cheju (Chê-chu) của Hàn Quốc, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Cheju cho biết chiều tối 16/1, họ đã tìm thấy thêm 9 du khách (gồm 7 nam, 2 nữ) tại hai nhà nghỉ ở phường Hannim (Han-nim) trên hòn đảo du lịch này.
Trong hai ngày 22 và 23/8 ở Praha đã diễn ra giải quần vợt Cây vợt vàng lần thứ 16 với sự tham gia của gần 200 vận động viên người Việt tại Séc, Slovakia, Ba Lan, Hungary, Đức, Áo và Nga. Đặc biệt, giải còn thu hút một nhóm tay vợt không chuyên đến từ Việt Nam.
Theo sáng kiến của Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), 31 hội đoàn tham gia ngày hội đoàn "Hữu nghị và đoàn kết với Việt Nam" lần thứ hai do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với thành phố Montreuil tổ chức trong tháng 6 vừa qua, đã ký vào bản kiến nghị bày tỏ quan ngại trước các hành động của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông hiện nay.