Nghề rèn đã có từ rất lâu đời, và gắn bó mật thiết với người Nùng An ở Phúc Sen (Quảng Hòa, Cao Bằng). Hiện xã Phúc Sen có 140 lò rèn với gần 250 lao động thường xuyên, chủ yếu là sản xuất nhỏ theo hộ gia đình hoặc liên kết thành lập Hợp tác xã. Sản phẩm rèn rất đa dạng như: Lưỡi cày, lưỡi cuốc, thuổng, mai, xẻng, dao, búa, rìu, cưa, đục, bào... Năm 2021, sản phẩm Dao Nông Sơn Phúc Sen (xóm Phia Chang, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Cao Bằng.
Không sặc sỡ, rực rỡ với nhiều sắc màu, họa tiết như trang phục của các dân tộc khác, người Nùng An, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng lại có bộ trang phục hết sức giản dị, chân phương. Một trong những nét độc đáo nhất trong thiết kế bộ trang phục của dân tộc Nùng mà ít dân tộc nào có được, đó là chiếc mũ của trẻ em.
Cao Bằng là miền đất đa sắc màu văn hóa với 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có những sắc màu văn hóa riêng. Ở góc độ làng nghề thủ công truyền thống, có lẽ đặc sắc nhất vẫn là nghề rèn truyền thống của người Nùng An, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng).
Cao Bằng có nhiều nghề truyền thống độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: rèn, dệt thổ cẩm, hương, ngói máng... Trong đó, xóm Lũng Ỏ, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) được nhiều người biết đến bởi nghề làm giấy bản (tiếng Nùng là chỉa sla).
Đến xã Phúc Sen (Quảng Uyên - Cao Bằng), trong sự ngỡ ngàng của cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp làng nghề rèn truyền thống của người Nùng An, mọi người sẽ ấn tượng hơn bởi những hàng rào đá nơi đây. Hàng rào đá có ở khắp nơi trong bản, trở thành một nét văn hóa riêng của người Nùng An.