“Các cô chú đã đặt bản thân vào nguy hiểm vì phải tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ mang bệnh. Và dẫu việc chăm sóc chúng cháu từng chút một chưa bao giờ là nghĩa vụ của các cô chú nhưng các cô chú vẫn làm một cách vô cùng chu đáo. Cháu biết điều này không chỉ xuất phát từ ý thức trách nhiệm, mà còn từ sự quan tâm, tình cảm đồng hương, đồng bào”. Những lời tự đáy lòng của bạn Lưu Nhã Đình, du học sinh tại châu Âu, sau ngày hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung ở Trường Quân sự Quân khu 7 không chỉ là lời tri ân mà còn cả sự cảm phục tinh thần "vì nhân dân phục vụ” của những người lính bộ đội Cụ Hồ trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.
Cựu chiến binh Thân Ngọc Duyến (sinh năm 1963, thôn Phước Hòa 1, xã Ea Kuăng, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó làm giàu, luôn quan tâm sẻ chia, trợ giúp đồng đội, đóng góp xây dựng địa phương, góp phần tô thắm thêm hình ảnh người lính Cụ Hồ.
Nhiều năm nay, ông Phan Văn Phụ, thường được gọi với tên thân mật "Hai Phụ" (sinh năm 1963, trú xã Thuận Mỹ, Châu Thành, Long An), được nhiều người dân địa phương quí mến. Bởi lẽ, từ một người không có tài sản, nhưng với bản chất của người lính Cụ Hồ, ông đã vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế và trở thành một “đại gia” của vùng đất sâu và xa của huyện Châu Thành.
Từ những thành viên tuổi đời còn rất trẻ đến những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong cuộc sống và chuyên môn, tất cả các cán bộ, chiến sỹ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam đều xác định tư tưởng mang trong mình trách nhiệm và bổn phận của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, người lính Cụ Hồ, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn BB3, Trung đoàn BB2, Sư đoàn Bộ binh 4 (Quân khu 9) đứng chân trên địa bàn xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, ngoài nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu còn thực hiện tốt công tác giữ rừng.