Ngày 3/2, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về kế hoạch hành động nhằm ngăn dòng người di cư ồ ạt từ Libya vào châu Âu qua Địa Trung Hải.
Tại Đức, hàng nghìn người di cư đến từ Iraq, Syria, Moldova... đang làm các công việc như sửa xe đạp, quét dọn vỉa hè,...với mức lương khoảng 1 euro/giờ.
Ngày 6/3, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin ít nhất 18 người tị nạn đã thiệt mạng khi hai con thuyền chở họ bị lật ở ngoài khơi biển Aegean trong hành trình vượt biển sang Hy Lạp. Những người xấu số được cho là người Syria, bắt đầu hành trình vượt biển tại Didim, tỉnh Aydin, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Các báo cáo sơ bộ cho biết, 15 người tị nạn đã được lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cứu sống trong khi còn nhiều người vẫn mất tích. Các thi thể và những người bị thương được đưa trở lại Didim trong khi công tác cứu hộ tiếp tục được tiến hành.
Ngày 29/2, cảnh sát Macedonia đã buộc phải dùng hơi cay để đối phó với hàng trăm người di cư Iraq và Syria tìm cách hạ đổ hàng rào dây thép gai được dựng lên tại biên giới nước này với Hy Lạp nhằm ngăn dòng người nhập cư bất hợp pháp.
Chính phủ Đức dự đoán số người tị nạn vào châu Âu trong năm 2016 có thể lên tới 1 triệu người, trong đó phần lớn người tị nạn tiếp tục tìm cách tới Đức.
Sáng 9/12, một chiếc thuyền chở đầy người nhập cư đã bị đắm ở gần đảo Farmakonisi của Hy Lạp, sau khi chiếc thuyền này vượt biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết 11 người, trong đó có 5 trẻ em, đã thiệt mạng, 13 người vẫn mất tích, 26 người được cứu sống. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp và tàu của Cơ quan quản lí biên giới EU (Frontex) vẫn tiếp tục tìm kiếm những người mất tích.
Cơ quan giám sát biên giới Liên minh châu Âu - EU (Frontex) thông báo số người di cư trái phép vào EU trong 10 tháng qua đã lên đến 1,2 triệu người, gấp 4 lần so với năm ngoái. Đây là một con số kỷ lục trong lịch sử EU.
Ít nhất 10 người đã thiệt mạng, trong đó có 7 trẻ em, hàng chục người mất tích sau khi 4 chiếc thuyền chở người di cư bị chìm ở ngoài khơi vùng biển giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ngày 28/10.
Ngày 4/10, phát ngôn viên của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Libya, ông Mohamed al-Masrati cho biết, trong 5 ngày qua, ít nhất 95 thi thể của những người di cư đã trôi dạt vào bờ biển Libya. Trong đó, 85 thi thể được phát hiện tại khu vực bờ biển gần thủ đô Tripoli và 10 thi thể khác gần thành phố cảng Sabartha của Libya, nơi các đối tượng buôn người thường sử dụng làm khu vực trung chuyển để khởi hành tới châu Âu.
Ngày 22/9, với đa số phiếu ủng hộ, các Bộ trưởng Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch tái phân bổ 120.000 người di cư giữa các nước thành viên khối, nhằm giảm tải cho các nước cửa ngõ như Hy Lạp, Italy và Hungary.
Theo truyền thông Italy, chỉ riêng trong ngày 19/9, lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển Italy phối hợp với cơ quan biên giới của EU (Frontex) đã cứu được tổng cộng 4.454 người di cư đang lênh đênh trên các con thuyền xuất phát từ Libya, với hy vọng sẽ đặt chân lên Italy và từ đó xin tị nạn ở các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU).
Theo truyền thông Đức, phong trào chống Hồi giáo hóa tại Đức (Pegida) đã lôi kéo hơn 5.000 người tham gia một cuộc biểu tình lớn chống người nhập cư và người Hồi giáo vào tối 14/9 tại thành phố Leipzig, bang Saxony, miền Đông nước này.
Trong khi hàng chục nghìn người di cư ồ ạt đổ về các nước cửa ngõ Liên minh châu Âu (EU), gây ra sự hỗn loạn cũng như lúng túng trong biện pháp xử trí, EU vẫn phải đối mặt với sự chia rẽ giữa các nước thành viên về giải pháp hiệu quả cho vấn đề khủng hoảng này.
Cảnh sát Áo ngày 27/8 phát hiện một xe tải đông lạnh mang biển số của Hungary chở đầy người tị nạn đã chết ngạt trên đường quốc lộ A4, đoạn qua Parndorf, bang Burgenland, gần thủ đô Vienna.