Góp đất làm ăn lớn
Chư A Thai là xã đặc biệt khó khăn của huyện Phú Thiện (Gia Lai). Toàn xã có 11 thôn, làng thì có 8 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, 4 làng Đồn là căn cứ địa cách mạng trước đây với 85% là người Bahnar gồm làng: Bông, Pêng, Trớ và Hek có cuộc sống rất khó khăn. Tổng dân số của 4 làng là 332 hộ thì có đến 218 hộ nghèo và cận nghèo. Những năm qua, các cấp chính quyền huyện Phú Thiện đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nâng cao cuộc sống người dân xã Chư A Thai, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế 4 làng Đồn, tuy nhiên kết quả đạt được chưa khả quan.
Xác định nhiệm vụ trong tâm từ năm 2016 đến 2020 là phải cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã Chư A Thai, nhất là với nhân dân 4 làng Đồn, từ cuối năm 2016, huyện Phú Thiện xây dựng và triển khai đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn. Đề án tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế, chung tay với người dân lựa chọn một loại cây trồng bền vững có năng suất cao. Huyện đã phối hợp cùng Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai triển khai cánh đồng mía mẫu lớn tại 4 làng Đồn. Đề án đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người dân vùng căn cứ cách mạng này.
Với mục đích giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai cùng chính quyền huyện Phú Thiện, xã Chư A Thai vận động các hộ dân làng Bông làm cánh đồng mía mẫu lớn thí điểm trước sau đó mới nhân rộng ra cho cả 4 làng. Hiện tại đã có 78 hộ dân tình nguyện góp 87,1 ha đất để thực hiện chương trình này. Công ty tổ chức làm dịch vụ cơ giới hóa từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch mía; chuyển giao cho nông dân giống mía mới năng suất cao. Cán bộ kỹ thuật của Công ty cùng tham gia giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư 100% chi phí sản xuất như: làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên thu mua dứt điểm sản lượng mía; bảo hiểm lợi nhuận cho nông dân trong 3 vụ đầu...
Ông Dam Sum-Bí thư chi bộ làng Bông, Trưởng nhóm thực hiện cánh đồng mía mẫu lớn phấn khởi cho hay: Nhóm chúng tôi có 16 hộ tình nguyện góp hơn 18 ha đất liền kề nhau để trồng mía. Đây là lần đầu tiên cây mía xuất hiện trên cánh đồng rộng lớn này. Trong thời gian qua, dù nắng nóng nhưng các thành viên trong nhóm đã tích cực bơm tưới nước từ hệ thống giếng khoan, tưới béc được Nhà máy Đường Ayun Pa đầu tư nên so với các nơi khác, ruộng mía của chúng tôi tốt hơn nhiều.
Mở ra cách làm mới
Đồng bào Bahnar ở 4 làng Đồn xã Chư A Thai xưa nay quen trồng mì, bắp, trồng lúa cạn dựa vào nước trời nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, vì thế cuộc sống của đa số hộ dân còn nghèo khó. “Trước đây, nhà mình trồng lúa nhưng chỉ được một vụ thôi. Năm nào mưa thuận thì được nhiều còn không chỉ có mấy bao, không đủ ăn. Năm rồi, cán bộ xã về bảo là trồng cây mía đi, Nhà nước và Nhà máy Đường Ayun Pa giúp cho cây giống, giúp cho gạo ăn trong lúc phá bỏ cây trồng cũ để trồng mía, cả khoan giếng, máy bơm và phân bón nên gia đình mình đồng ý làm cùng. Mong được như mấy hộ người Kinh trồng mía gần làng để không còn đói ăn nữa”-ông Brich (làng Pêng) chia sẻ.
Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện, cho biết: Từ khi triển khai đề án đến nay, chúng tôi cử cán bộ khuyến nông thường xuyên có mặt tại đây để cùng với Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai hướng dẫn kỹ thuật giúp người dân an tâm trồng trọt với mong muốn mô hình thành công giúp đời sống người dân ổn định hơn, đồng thời sẽ rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình ra toàn huyện. Hiện nay, ngoài cánh đồng mẫu lớn ở xã Chư A Thai, huyện cũng đã triển khai được 6 cánh đồng mía mẫu lớn khác ở các xã: Ia Yeng, Ia Peng, Ia Sol.. với tổng diện tích gần 200 ha, phấn đấu tăng năng suất cây mía bình quân từ 58 tấn/ha lên 70 tấn/ha.
Theo tính toán khả quan của Bí thư Huyện ủy Phú Thiện Đỗ Ngọc Thành, ruộng mía có tưới nước trồng theo kỹ thuật mới của người Bahnar làng Bông (xã Chư A Thai) có khả năng đạt năng suất 80-100 tấn/ha. Tính ra lợi nhuận người dân thu được 30-35 triệu đồng/ha, gấp 20 lần trồng lúa cạn. Nếu nhân rộng mô hình ra 4 làng Đồn sẽ mở ra triển vọng rất lớn giúp đồng bào Bahnar vùng căn cứ cách mạng thoát nghèo và vươn lên làm giàu trong tương lai gần.
Chư A Thai là xã đặc biệt khó khăn của huyện Phú Thiện (Gia Lai). Toàn xã có 11 thôn, làng thì có 8 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, 4 làng Đồn là căn cứ địa cách mạng trước đây với 85% là người Bahnar gồm làng: Bông, Pêng, Trớ và Hek có cuộc sống rất khó khăn. Tổng dân số của 4 làng là 332 hộ thì có đến 218 hộ nghèo và cận nghèo. Những năm qua, các cấp chính quyền huyện Phú Thiện đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nâng cao cuộc sống người dân xã Chư A Thai, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế 4 làng Đồn, tuy nhiên kết quả đạt được chưa khả quan.
Cánh đồng mía mẫu lớn của người dân làng Bông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện). Ảnh: Đ.P |
Xác định nhiệm vụ trong tâm từ năm 2016 đến 2020 là phải cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã Chư A Thai, nhất là với nhân dân 4 làng Đồn, từ cuối năm 2016, huyện Phú Thiện xây dựng và triển khai đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn. Đề án tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế, chung tay với người dân lựa chọn một loại cây trồng bền vững có năng suất cao. Huyện đã phối hợp cùng Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai triển khai cánh đồng mía mẫu lớn tại 4 làng Đồn. Đề án đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người dân vùng căn cứ cách mạng này.
Với mục đích giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai cùng chính quyền huyện Phú Thiện, xã Chư A Thai vận động các hộ dân làng Bông làm cánh đồng mía mẫu lớn thí điểm trước sau đó mới nhân rộng ra cho cả 4 làng. Hiện tại đã có 78 hộ dân tình nguyện góp 87,1 ha đất để thực hiện chương trình này. Công ty tổ chức làm dịch vụ cơ giới hóa từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch mía; chuyển giao cho nông dân giống mía mới năng suất cao. Cán bộ kỹ thuật của Công ty cùng tham gia giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư 100% chi phí sản xuất như: làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên thu mua dứt điểm sản lượng mía; bảo hiểm lợi nhuận cho nông dân trong 3 vụ đầu...
Ông Dam Sum-Bí thư chi bộ làng Bông, Trưởng nhóm thực hiện cánh đồng mía mẫu lớn phấn khởi cho hay: Nhóm chúng tôi có 16 hộ tình nguyện góp hơn 18 ha đất liền kề nhau để trồng mía. Đây là lần đầu tiên cây mía xuất hiện trên cánh đồng rộng lớn này. Trong thời gian qua, dù nắng nóng nhưng các thành viên trong nhóm đã tích cực bơm tưới nước từ hệ thống giếng khoan, tưới béc được Nhà máy Đường Ayun Pa đầu tư nên so với các nơi khác, ruộng mía của chúng tôi tốt hơn nhiều.
Mở ra cách làm mới
Đồng bào Bahnar ở 4 làng Đồn xã Chư A Thai xưa nay quen trồng mì, bắp, trồng lúa cạn dựa vào nước trời nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, vì thế cuộc sống của đa số hộ dân còn nghèo khó. “Trước đây, nhà mình trồng lúa nhưng chỉ được một vụ thôi. Năm nào mưa thuận thì được nhiều còn không chỉ có mấy bao, không đủ ăn. Năm rồi, cán bộ xã về bảo là trồng cây mía đi, Nhà nước và Nhà máy Đường Ayun Pa giúp cho cây giống, giúp cho gạo ăn trong lúc phá bỏ cây trồng cũ để trồng mía, cả khoan giếng, máy bơm và phân bón nên gia đình mình đồng ý làm cùng. Mong được như mấy hộ người Kinh trồng mía gần làng để không còn đói ăn nữa”-ông Brich (làng Pêng) chia sẻ.
Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện, cho biết: Từ khi triển khai đề án đến nay, chúng tôi cử cán bộ khuyến nông thường xuyên có mặt tại đây để cùng với Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai hướng dẫn kỹ thuật giúp người dân an tâm trồng trọt với mong muốn mô hình thành công giúp đời sống người dân ổn định hơn, đồng thời sẽ rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình ra toàn huyện. Hiện nay, ngoài cánh đồng mẫu lớn ở xã Chư A Thai, huyện cũng đã triển khai được 6 cánh đồng mía mẫu lớn khác ở các xã: Ia Yeng, Ia Peng, Ia Sol.. với tổng diện tích gần 200 ha, phấn đấu tăng năng suất cây mía bình quân từ 58 tấn/ha lên 70 tấn/ha.
Theo tính toán khả quan của Bí thư Huyện ủy Phú Thiện Đỗ Ngọc Thành, ruộng mía có tưới nước trồng theo kỹ thuật mới của người Bahnar làng Bông (xã Chư A Thai) có khả năng đạt năng suất 80-100 tấn/ha. Tính ra lợi nhuận người dân thu được 30-35 triệu đồng/ha, gấp 20 lần trồng lúa cạn. Nếu nhân rộng mô hình ra 4 làng Đồn sẽ mở ra triển vọng rất lớn giúp đồng bào Bahnar vùng căn cứ cách mạng thoát nghèo và vươn lên làm giàu trong tương lai gần.
Theo: baogialai.com.vn