Chạy xe máy 150 km với nhiều cung đường khúc khuỷu, chúng tôi mới đến được thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Gần giữa trưa mà Khau Tràng vẫn chìm trong biển mây, thi thoảng nhô ra vài ngôi nhà ngói âm dương. đứng ở lưng sườn núi cao phóng tầm mắt ra xa, bản người Dao tiền hiện lên thật đẹp.
Theo truyền thống của người Dao, Tày, Nùng thì những ngôi nhà ở đây được xây dựng và lợp mái chủ yếu bằng ngói âm dương, loại ngói được làm từ đất nung. Xã Quỳnh Sơn (Bắc Sơn, Lạng Sơn) không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm dương. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề làm ngói tưởng chừng như đã bị mai một bởi sự ra đời của nhiều loại ngói mới và tấm lợp pro xi măng đang thịnh hành. Thế nhưng đến nay, nghề làm ngói máng nơi đây vẫn tồn tại, gìn giữ và phát triển ổn định.
Xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn được biết đến với nghề làm mái ngói âm dương. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề làm ngói nơi đây vẫn tồn tại, gìn giữ và phát triển ổn định nhờ có những người như ông Hoàng Công Ngọc - người gắn bó 60 năm với nghề làm ngói.
Nghề làm ngói máng (ngói âm dương) truyền thống của người dân ở xã Tự Do (Quảng Uyên - Cao Bằng) có lịch sử hàng trăm năm. Sản phẩm ngói ở xã Tự Do có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thời gian sử dụng lâu dài, được khách hàng tại nhiều địa phương trong tỉnh ưa chuộng. Dù phải cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại nhưng nghề truyền thống vẫn được duy trì và phát huy.