Nghiên cứu cơ chế tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học

Động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Văn Nhật - TTXVN
Động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Văn Nhật - TTXVN

Chiều 17/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố nghiên cứu “Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau và Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”; giới thiệu nghiên cứu cơ chế tài chính tư nhân cho bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Nghiên cứu cơ chế tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học ảnh 1Động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Văn Nhật - TTXVN

Tại Hội thảo, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết, đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn vốn tự nhiên quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là nền tảng để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch. Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật phong phú.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm do mất môi trường sống tự nhiên, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở hạ tầng, đồng thời suy thoái môi trường sống vì bị khai thác quá mức, các loài ngoại lai xâm hại, hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường.

Chính phủ đã ban hành khung pháp lý tương đối đầy đủ liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học như: Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn đa dạng sinh học, Nghiên cứu được Viện phối hợp với Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam thực hiện trong thời gian 2020-2022.

Tại Cà Mau, nghiên cứu tập trung vào lượng giá giá trị của rừng ngập mặn ven biển Cà Mau. Tại Nghệ An, nghiên cứu tập trung vào lượng giá giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của Vườn Quốc gia Pù Mát, làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò quan trọng của hệ sinh thái đối với phúc lợi của con người thông qua việc đóng góp các giá trị sử dụng trực tiếp (cung cấp thức ăn, gỗ, củi, du lịch...), giá trị sử dụng gián tiếp (dịch vụ điều tiết, lưu trữ và hấp thụ carbon, vẻ đẹp cảnh quan) và giá trị bảo tồn. Tổng giá trị kinh tế mang lại từ rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau là 1.743,7 tỷ đồng/năm và tại Vườn Quốc gia Pù Mát là 12.813,36 tỷ đồng/năm (chưa bao gồm giá trị bảo tồn). Các can thiệp chính sách là cần thiết nhằm bảo tồn và phục hồi các giá trị mang lại từ hệ sinh thái.

“Các giá trị dịch vụ hệ sinh thái, giá trị của vốn tự nhiên cần được đánh giá và hạch toán nhằm cung cấp thông tin phục vụ quá trình lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất", ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường nhấn mạnh.

Ông Dominic Scriven OBE, Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam cho rằng, suy giảm đa dạng sinh học hiện đang là một trong những mối đe dọa đối với cộng đồng. Khẳng định quá trình bảo tồn đa dạng sinh học cần nỗ lực của tất cả các bên liên quan, bao gồm các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và cộng đồng, ông Dominic Scriven OBE nhấn mạnh, Dragon Capital Việt Nam luôn đồng hành trong các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Tại sự kiện, các chuyên gia giới thiệu nghiên cứu “Cơ chế tài chính tư nhân cho bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái” do Symmetry thực hiện với sự tài trợ của Dragon Capital Việt Nam. Nghiên cứu đã rà soát các nguồn tài chính có thể huy động cho bảo tồn đa dạng sinh học và tiềm năng áp dụng cơ chế tín chỉ đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Hoàng Nam

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì ở mức cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, một số nơi xuất hiện gió giật mạnh cấp 6. Thời tiết rét đậm bao phủ diện rộng, vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo và trẻ em vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người nghèo và Bảo vệ Quyền Trẻ em tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025, với phương châm không để ai thiếu Tết.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Điện về thắp sáng Vàng On

Điện về thắp sáng Vàng On

Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Ngày 13/1, ông Vi Thành Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt, huyện biên giới Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trong đêm 12/1 và rạng sáng 13/1 trên địa bàn các thôn Vịn, Đục có nền nhiệt độ xuống khoảng 2 độ C, làm xuất hiện băng trên thảm thực vật.

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Trong đêm 12, rạng sáng 13/1, nền nhiệt ở nhiều khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An xuống thấp dưới 10 độ C, cá biệt có nơi chạm ngưỡng -2 độ C khiến nhiều bản làng xuất hiện băng giá bao phủ.

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, một số vùng biển đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Cụ thể, tại trạm Phú Quý đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 9; trạm Trường Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; trạm Huyền Trân có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; trạm Song Tử Tây có gió giật mạnh cấp 8.

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Đây là hoạt động thiết thực, nhân văn thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền với người dân, qua đó lan tỏa tinh thần sẻ chia, tinh thần "lá lành đùm lá rách"; kêu gọi toàn xã hội tích cực hỗ trợ người yếu thế, giúp họ có thêm niềm vui bước vào năm mới.

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Sáng 12/1, không khí Tết đến sớm với bà con khó khăn huyện thấp trũng Quảng Điền trong chương trình Tết nhân ái Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức.

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Ngày 12/1, lãnh đạo UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng địa phương cùng nhân dân đã triển khai đồng bộ các biện pháp chữa cháy và dập tắt hoàn toàn vụ cháy xảy ra trên diện tích được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, thuộc địa bàn xã Tân Thanh và xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Ngày 12/1, tại xã biên giới Lao Chải, UBND huyện Vị Xuyên và Quỹ Next-G Vì tương lai, Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú phối hợp khánh thành điểm trường biên giới xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) và trao trên 300 suất quà Tết cho học sinh biên giới. Không khí nhộn nhịp và ấm áp bao phủ khắp điểm trường Bản Phố, bất chấp cái lạnh buốt giá ở xã biên giới Lao Chải. Các giáo viên, học sinh cùng người dân nơi đây rất phấn khởi khi công trình điểm trường được đưa vào sử dụng.

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong ngày 12/1, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An tiếp tục rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; khu vực Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 13-16 độ C; khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 15-18 độ C.

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Tối 10/1, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan triển khai giải pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên Quốc lộ 15D lên Cửa khẩu quốc tế La Lay nhằm giải phóng hàng trăm phương tiện đang bị mắc kẹt tại đây.