Ngày làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII

Ngày làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII

Sáng 25/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) bước vào Ngày làm việc thứ nhất. Các đại biểu tập trung thảo luận và đưa ra nhiều chỉ tiêu cụ thể, mục tiêu chiến lược quan trọng của giai cấp nông dân Việt Nam trong 5 năm tới.

Ngày làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII ảnh 1Toàn cảnh phiên làm việc. Ảnh: TTXVN phát

Phát biểu tại Đại hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết: Trong ngày làm việc thứ nhất, buổi sáng Đại hội sẽ tiến hành Bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội; Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu; thảo luận và thông qua Chương trình và Quy chế làm việc của Đại hội; thảo luận và biểu quyết thông qua Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu; dự thảo Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa 7; Tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và dự thảo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; Thông báo thành lập các Trung tâm thảo luận và hướng dẫn thảo luận. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận tại 10 trung tâm thảo luận ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa XII Lương Quốc Đoàn đã điều hành bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội. Tại đại hội, 100% đại biểu đã nhất trí bầu 18 đồng chí vào Đoàn Chủ tịch Đại hội; 5 đồng chí vào Đoàn Thư ký Đại hội. Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm 11 đồng chí.

Tại Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam đã trình bày tóm tắt báo cáo Kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Báo cáo nêu rõ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Nông dân Việt Nam quyết định số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội là 119 đồng chí; tại Đại hội bầu đủ 119 đồng chí. Kỳ họp thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII đã bầu 21 đồng chí vào Ban Thường vụ và bầu Chủ tịch, 05 Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội. Trong nhiệm kỳ, 49 đồng chí chuyển công tác và nghỉ hưu. Đến nay, Ban Chấp hành có 92 đồng chí (khuyết 27 đồng chí), Ban Thường vụ có 18 đồng chí (khuyết 03 đồng chí).

Báo cáo kiểm điểm trước Đại hội kết quả thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2018 - 2023, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cấp Hội tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp và chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII đảm bảo tiến độ, chất lượng, quy trình, quy định, nguyên tắc.

Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, không vi phạm các điều đảng viên không được làm; luôn nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống giản dị, trong sáng, ý thức tổ chức kỷ luật cao, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội; giữ vững và phát huy sự đoàn kết, thống nhất; nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII; không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; gần gũi, sâu sát với hội viên nông dân, được cán bộ, hội viên, nông dân tin tưởng, tín nhiệm.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ qua, việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và các vấn đề khó khăn, vướng mắc cho hội viên, nông dân có lúc, có nơi chưa kịp thời; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nội dung trong Chương trình công tác toàn khóa chưa quyết liệt, chưa nhân rộng và phát huy được hiệu quả những mô hình mới, giải pháp mới, cách làm sáng tạo; chưa có giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Hỗ trợ nông dân. Phong trào nông dân và hoạt động Hội chưa đồng đều giữa các vùng miền, các địa phương, chưa khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn…

Từ thực tế đó, Hội Nông dân Việt Nam đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác Hội; phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học và địa phương để tranh thủ và huy động các nguồn lực hỗ trợ nông dân và thực hiện các phong trào thi đua của Hội. Tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đoàn kết, thống nhất, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện đúng quy chế, chức năng, nhiệm vụ; linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội sát với điều kiện thực tế, phù hợp với đặc thù của từng địa phương; gắn tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề và hỗ trợ nông dân…

Chiều cùng ngày, các đại biểu thảo luận tại các trung tâm ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam.

Đỗ Bình

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Đông đảo các em thưởng thức kẹo bông đường miễn phí tại chương trình “Tết cho em”. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Mang Tết sum vầy, ấm áp đến với mọi nhà

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các chương trình trao quà Tết cho trẻ em, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến cho mọi nhà.

Khu cáp treo An Thới - Hòn Thơm, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Nhiều địa phương của Campuchia mong muốn hợp tác về giao thông, vận tải, du lịch với Kiên Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN

Hậu Giang xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số

Sáng 19/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác chuyển đổi số và phong trào 60 ngày đêm chuyển đổi số, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của địa phương và tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử đã được tỉnh phê duyệt.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định cho tân Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Ngày 19/1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai, Cao Bằng.

Thời tiết ngày 19/1/2025: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cực mạnh

Thời tiết ngày 19/1/2025: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cực mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp đón một đợt không khí lạnh cực mạnh, dự kiến ảnh hưởng từ ngày 21/1, khiến nhiệt độ giảm sâu và rét đậm trên diện rộng. Nhiều khu vực vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá và sương muối, tạo nên những khung cảnh đặc trưng của mùa đông khắc nghiệt.

Bà Huỳnh Thị Hằng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước tặng quà Tết cho hộ nghèo. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Ấm áp Tết nhân ái tại vùng sâu Bình Phước

Ngày 18/1, hàng ngàn người dân huyện Phú Riềng (Bình Phước) phấn khởi đón Tết sớm trong Chương trình “Tết Nhân ái-Gắn kết cộng đồng” Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại xã Long Hà.

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Ngày 18/1, tại Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ ra quân khai thác hải sản năm 2025; trong đó, có nhiều tàu ra khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết Ất Tỵ.

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Sớm nắm bắt nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, góp phần tăng thu nhập và để sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa.

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Những trận mưa như trút nước kéo dài hàng chục ngày vào cuối năm 2023, khiến ngôi nhà vốn không mấy chắc chắn của gia đình bà Hồ Thị Bàng ở thôn 2, xã Trà Tập, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) không thể trụ vững. Thêm vào đó, nhà bà Bàng nằm ở triền núi cao, nước mưa thấm nhiều ngày, khiến nền nhà có nguy cơ bị sụt lún bất cứ lúc nào. Ngôi nhà của gia đình bà Hồ Thị Bàng đã trở thành một trong 134 ngôi nhà thuộc diện xóa nhà ở tạm ở xã Trà Tập theo Chương trình xóa nhà ở tạm của tỉnh Quảng Nam.

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thời tiết hanh khô kéo dài trên diện rộng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí với nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo, triển khai quyết liệt theo phương châm "bốn tại chỗ”.

Rộn ràng mùa hoa Tết

Rộn ràng mùa hoa Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Tây Ninh rất sôi động. Dù không chuyên trồng hoa kiểng Tết như những địa phương khác nhưng vài năm gần đây nghề trồng hoa cảnh Tết tại Tây Ninh đã có sự phát triển nhanh.

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, trên nhiều bản làng, thôn xóm của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hàng chục ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi ngôi nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hộ được xóa nhà tạm sẽ đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn.

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Chiều 16/1, tại thôn Khòn Chu, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức sơ kết giai đoạn 1 Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát và bàn giao 292 căn nhà mới cho người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.