Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang), địa phương đã chuyển đổi gần 6.200 ha đất canh tác kém hiệu quả sang trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, chủ yếu là sầu riêng, mít Thái siêu sớm và rau màu… mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, giúp nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng tránh lũ lụt, thiết thực góp phần giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường và nâng cao thu nhập.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, trong đợt mưa lũ xảy ra từ 18 đến 20/10 vừa qua, đã có 40 trạm y tế bị ngập trong nước lũ, tập trung chủ yếu tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh, Can Lộc và thị xã Kỳ Anh. Để đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho người dân, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh và các bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã tổ chức nhiều đoàn đến các cơ sở y tế để hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc công tác phòng chống dịch như hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt, tặng quà, tặng cơ số thuốc, vật tư y tế phòng chống bão lũ...
Sáng 18/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã họp khẩn và thống nhất kích hoạt cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cấp 4. Hiện nay, lũ đã vượt lịch sử và mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Trung Bộ, đặc biệt mưa lũ, sạt lở tại Quảng Trị còn diễn biến phức tạp và khó lường.
Tổng Cục thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, đến thời điểm này tổng diện tích lúa bị thiệt hại do ngập lũ vùng đầu nguồn ở Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2.061 ha lúa Hè Thu và Thu Đông.
Xã Phú An, huyện Cai Lậy nằm trong vùng ngập lũ phía tây tỉnh Tiền Giang. Tại đây, ngoài việc thiên tai đe dọa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống thì mạng lưới giao thông chưa hoàn thiện cũng là một trong những thách thức hạn chế việc phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự đi lại an toàn của nhân dân và con em trong những ngày mưa dầm, nước nổi. Khó khăn nhất có lẽ là ấp 5, xã Phú An, nơi có tuyến đường chạy ven rạch Bà Mụ dài khoảng 1.200 m. Con đường này đã có từ rất lâu nhưng chỉ là con đường mòn, trơn trợt và lầy lội vào mùa mưa lũ, việc đi lại rất khó khăn.
Mưa lũ liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Định nhiều ngày qua đã gây sập nhà, ngập lũ, cô lập nhiều khu vực nhà dân, trường học, làm hư hại hoa màu, đường giao thông...