Nga và Ấn Độ ra tuyên bố chung về các vấn đề quốc tế

Nga và Ấn Độ ra tuyên bố chung về các vấn đề quốc tế

Phóng viên TTXVN tại Moskva đưa tin, tuyên bố chung "Mối quan hệ tin tưởng hướng tới những chân trời hợp tác mới" nêu rõ Nga và Ấn Độ kiên quyết bày tỏ ủng hộ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Tuyên bố viết: "Các bên thống nhất rằng cuộc xung đột vũ trang nội bộ tại Syria không có giải pháp quân sự và chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp chính trị và ngoại giao - thông qua đối thoại trong nội bộ Syria mà không có điều kiện tiên quyết, sự can thiệp từ bên ngoài và trên cơ sở thông cáo Geneva ngày 30/6/2012, Tuyên bố chung về kết quả cuộc đàm phán đa phương về Syria tại Vienna ngày 30/10/2015 và tuyên bố của "Nhóm Hỗ trợ Syria" ngày 14/11/2015". 

Ngày 23/12, tại thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang trong chuyến thăm Nga. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, hạt nhân và vũ trụ. AFP-TTXVN
Ngày 23/12, tại thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang trong chuyến thăm Nga. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, hạt nhân và vũ trụ. AFP-TTXVN

Nga và Ấn Độ cũng bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ nhân dân và Chính phủ Iraq trong nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa giải dân tộc và thống nhất tại Iraq, dựa trên sự hình thành một hệ thống chính phủ và củng cố các tổ chức dân chủ bằng cách tạo ra các cơ hội thích hợp. 

Về tình hình ở Ukraine, Nga và Ấn Độ hoan nghênh các tiến bộ đạt được trong lĩnh vực an ninh, bao gồm việc tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Đông Nam Ukraine, cũng như việc ký thỏa thuận rút vũ khí hạng nhẹ (cỡ nòng nhỏ hơn 100mm) khỏi đường giới tuyến giữa các bên. Thông cáo chỉ rõ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy một giải pháp chính trị, vốn không thể thay thế, hòa giải giữa các bên chỉ có thể là kết quả của đối thoại trực tiếp. 


Có thể bạn quan tâm