Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
Các nhà nghiên cứu Bỉ từ Phòng thí nghiệm Neurophy thuộc Viện Thần kinh học Đại học Tự do Brussels (ULB) đã xác định một nhóm tế bào thần kinh mới, trước đây ít được biết đến, đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát vận động của não và hoạt động của striatum.
Một nghiên cứu mới của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã phát hiện tình trạng hoạt động quá mức ở nhiều vùng não, bao gồm thùy trán, thùy đỉnh và hạch hạnh nhân, ở trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu chưa được điều trị.
Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện đường glucose trong não có thể triệt tiêu khả năng kháng thuốc của một số loại nấm, góp phần vào việc điều trị bệnh viêm màng não do nấm.
Một người đàn ông bị liệt sau một tai nạn giao thông đã có thể đi lại sau khi các bác sĩ ở Thụy Sĩ thiết lập một kết nối vô tuyến giữa cột sống và não bị tổn thương của bệnh nhân bằng cách sử dụng công nghệ bluetooth.
Theo một báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Nature ngày 24/5, một người đàn ông bị liệt đã lấy lại được khả năng đi lại nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của một "cầu nối kỹ thuật số" - khôi phục sự kết nối giữa não và tủy sống.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Israel đã phát hiện ra "mối liên quan rõ ràng" giữa nồng độ oxit nitric cao trong não và chứng tự kỷ. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Advanced Science số mới đây, được đánh giá là có thể mở đường cho việc phát triển các loại thuốc mới điều trị rối loạn phổ tự kỷ (ASDs).
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản vừa có bước tiến đột phá trong việc giải mã giấc ngủ của con người để từ đó tìm ra các phương pháp mới giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ.
Mắc COVID-19 có thể khiến kích thước não giảm, làm giảm chất xám ở những vùng kiểm soát cảm xúc và trí nhớ, đồng thời gây tổn thương những vùng kiểm soát khứu giác. Đây là kết quả nghiên cứu đã được thẩm định của Đại học Oxford công bố ngày 7/3 trên tạp chí Nature.
Mắc COVID-19 - dù ở thể nhẹ - có thể gây những tổn thương thần kinh lâu dài, đó là kết quả nghiên cứu do Tiến sĩ miễn dịch học Akiko Iwasaki thuộc trường Đại học Y khoa Yale thực hiện trong thời gian gần đây, liên quan tới những tác động lâu dài có thể xảy ra sau khi mắc COVID-19.
Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân tại Đồng bằng sông Cửu Long đến các bệnh viện khám bệnh do chóng mặt, đau đầu gia tăng. Đây được coi là căn bệnh “thời đại” do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như vận động chưa khoa học. Do đó, việc điều chỉnh nếp sinh hoạt sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của các trung tâm y tế, thường xuyên chóng mặt, đau đầu còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý về não, tỉ lệ tử vong cũng như những biến chứng để lại sau can thiệp cao.
Bạn có dễ dàng quên nơi bạn giữ cất giữ những thứ thiết thân? Hoặc trang sách nào của cuốn sách bạn đã đọc qua? Hoặc những món đồ mà bạn cần mua ở tiệm tạp hóa?