Các đại biểu đã thảo luận những kết quả và vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Sở hữu trí tuệ, nhất là hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở các địa phương, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động quản lý nhà nước đối với giống cây trồng; những khó khăn và giải pháp khi thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính; giải pháp nhằm thu gọn, giảm đầu mối các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ…
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, sau 10 năm thực hiện, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo, khai thác và bảo vệ các tài sản trí tuệ. Đồng thời, Luật đã khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tăng tính hấp dẫn đối với các chủ thể nước ngoài để thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng thường xuyên tăng cường kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm, tuy nhiên thực tế tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta vẫn xảy ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong xử lý vi phạm còn hạn chế. Luật hiện hành quy định Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (tương tự là các Sở ở cấp độ địa phương) thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Tuy vậy, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thực tế việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương vẫn "mạnh ai nấy làm", ngay cả trong các cơ quan thực thi trong cùng lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng phối hợp chưa chặt chẽ. Nguyên nhân của tình trạng này là do thẩm quyền của các sở ngang nhau nên chỉ có thể phối hợp triển khai chứ không thể chủ trì thực hiện. Thậm chí, nếu dựa vào quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ còn chưa đủ thẩm quyền để trở thành cơ quan đầu mối trong hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm đề xuất cần rà soát, phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, theo hướng thu gọn đầu mối; đồng thời, phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan theo nguyên tắc mỗi loại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ có một cơ quan có chức năng xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, thực hiện các biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý nhà nước và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Sau khi Luật được ban hành, hoạt động xác lập quyền sở hữu trí tuệ diễn ra sôi động với số lượng đơn đăng ký xác lập quyền tăng dần hàng năm.
Từ năm 2006 đến hết năm 2015, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã cấp 43.450 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan; Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã tiếp nhận 927 đơn đăng ký và đã cấp 432 Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; từ năm 2006 đến cuối 2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 403.914 đơn đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, cấp 231.765 văn bằng bảo hộ.
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, sau 10 năm thực hiện, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo, khai thác và bảo vệ các tài sản trí tuệ. Đồng thời, Luật đã khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tăng tính hấp dẫn đối với các chủ thể nước ngoài để thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Tuy vậy, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thực tế việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương vẫn "mạnh ai nấy làm", ngay cả trong các cơ quan thực thi trong cùng lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng phối hợp chưa chặt chẽ. Nguyên nhân của tình trạng này là do thẩm quyền của các sở ngang nhau nên chỉ có thể phối hợp triển khai chứ không thể chủ trì thực hiện. Thậm chí, nếu dựa vào quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ còn chưa đủ thẩm quyền để trở thành cơ quan đầu mối trong hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm đề xuất cần rà soát, phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, theo hướng thu gọn đầu mối; đồng thời, phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan theo nguyên tắc mỗi loại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ có một cơ quan có chức năng xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, thực hiện các biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý nhà nước và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Sau khi Luật được ban hành, hoạt động xác lập quyền sở hữu trí tuệ diễn ra sôi động với số lượng đơn đăng ký xác lập quyền tăng dần hàng năm.
Từ năm 2006 đến hết năm 2015, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã cấp 43.450 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan; Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã tiếp nhận 927 đơn đăng ký và đã cấp 432 Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; từ năm 2006 đến cuối 2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 403.914 đơn đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, cấp 231.765 văn bằng bảo hộ.
(TTXVN)