Bài 2: Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn biển hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, mặt khác có cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia và được hưởng lợi từ chính hoạt động này.
Công cụ quản lý hữu hiệu
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, từ năm 2010 - 2015, Việt Nam có 16 khu bảo tồn biển, chiếm 0,24% diện tích biển. Giai đoạn tiếp theo từ 2016 - 2020 sẽ tập trung vào mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn biển, đảm bảo đến hết 2020 sẽ có trên 20 khu được thành lập và đi vào hoạt động. Nhưng cho đến nay, mạng lưới các khu bảo tồn biển vẫn chưa được hình thành như mục tiêu đã đề ra.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thiết lập và quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển, ngay từ những năm 1980, Chính phủ đã cho tiến hành điều tra cơ bản để đánh giá bước đầu tiềm năng bảo tồn biển thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học và giúp đỡ kỹ thuật của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). Năm 1998, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam và trình Chính phủ vào năm 2000. Sau đó, Bộ Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) 3 lần tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch và trình Chính phủ. Đến ngày 26/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 với danh mục 16 khu bảo tồn biển tại Quyết định số 742/QĐ-TTg. Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia đến 2020, Kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2014-2020; Cam kết thực hiện Mục tiêu 14 về phát triển bảo vệ biển đến năm 2030.
Có thể nhận rõ rằng khu bảo tồn biển là công cụ quản lý hữu hiệu để duy trì và phát triển các ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái như nghề cá, du lịch biển, là nơi bảo tồn, lưu giữ, tạo hiệu ứng phục hồi và phát tán (tràn) nguồn dinh dưỡng, nguồn giống và bổ sung nguồn lợi thủy sản trong và ra toàn vùng biển. Khu bảo tồn biển mang lại lợi ích từ bên trong lẫn bên ngoài cùng các lợi ích khác (vật chất, tinh thần, giá trị phi vật thể…) góp phần bảo toàn “nguồn vốn tự nhiên biển”. Mặt khác cũng là một hoạt động ‘kinh tế sinh thái’ hướng tới tăng trưởng xanh và nhu cầu có một hệ thống khu bảo tồn biển đại diện cho toàn vùng biển. Mục tiêu chung thiết lập khu bảo tồn biển nhằm hướng tới bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển và quản lý nghề cá bền vững và có trách nhiệm; duy trì và phát triển du lịch sinh thái - nghề cá giải trí; cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và lân cận khu bảo tồn biển ; quản lý môi trường biển; góp phần bảo vệ chủ quyền biển - đảo.
Vẫn còn nhiều hạn chế
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hiện các khu bảo tồn biển đang thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống khu bảo tồn biển và tài liệu nền cho từng khu bảo tồn biển; thiếu cách tiếp cận quản lý tổng hợp, liên ngành đối với khu bảo tồn. Trong đó, ngành du lịch vẫn chưa thực hành tốt và ổn định kết quả quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển gắn với cải thiện sinh kế của cộng đồng sống trong và lân cận khu bảo tồn biển để có thể nhân rộng; chưa rõ ràng về thể chế và về mức độ phân cấp quản lý khu bảo tồn biển cho các địa phương có khu bảo tồn biển được quy hoạch (nên phân cấp mạnh); năng lực tiếp cận, tiếp nhận của địa phương đối với khu bảo tồn biển trên địa bàn còn khó khăn.
Quản lý Nhà nước đối với khu bảo tồn biển và bảo tồn da dạng sinh học biển còn chồng chéo, phân cắt, manh mún và ít phối hợp, không thống nhất cả về mặt thể chế và chính sách. Hơn nữa, còn thiếu sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quá trình quản lý khu bảo tồn biển, thậm chí đồng quản lý (giữa Nhà nước và cộng đồng địa phương). Chưa chú ý gắn việc khai thác các giá trị bảo tồn với hoạt động quản lý khu bảo tồn biển. Nguồn nhân lực liên quan đến công tác quy hoạch, thành lập và quản lý khu bảo tồn biển còn thiếu và yếu (cán bộ đào tạo, cán bộ quản lý, cán bộ Ban quản lý và nhân viên ở các khu bảo tồn biển). Cơ hội hợp tác quốc tế về khu bảo tồn biển còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực Biển Đông.
Kiện toàn tổ chức quản lý
Tiến sỹ Đoàn Quang Sinh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, để phát triển hệ thống khu bảo tồn biển bền vững, cần kiện toàn tổ chức quản lý khu bảo tồn biển theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật từ cơ quan Trung ương và tổ chức quốc tế. Nơi nào thuận lợi, có thể “ghép” các Ban quản lý, tránh chồng chéo và phân tán nguồn lực để khai thác tốt hơn các lợi ích từ khu bảo tồn biển. Do đó, cần phải nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật về việc xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam. Các văn bản này cần được hướng dẫn cụ thể, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền để vận động và tạo mọi điều kiện cho cộng đồng nhân dân tham gia bảo vệ các khu bảo tồn khi các lực lượng chuyên trách quản lý khu bảo tồn hiện nay còn hạn chế.
Đánh giá về cơ bản, các khu bảo tồn biển ít nhất đã khắc phục được phần nào các áp lực phát triển kinh tế-xã hội, nhưng để có một khu bảo tồn biển hiệu quả và công bằng yêu cầu phải có đủ ý chí chính trị nhằm áp dụng những cơ chế pháp lý phù hợp ủng hộ bảo tồn biển. Trong đó, cơ chế tham gia nâng cao hơn nữa sự tham gia của cộng đồng trong quản trị khu bảo tồn biển; nâng cao vai trò của khoa học, tổ chức phi Chính phủ và những doanh nghiệp xanh. Cơ chế kiến thức như quan trắc báo cáo định kỳ cần được hệ thống hoá; cơ chế truyền thông cũng cần đổi mới các tài liệu truyền thông thường xuyên, kết hợp với năng lực thực thi pháp luật và đề cao vai trò của cộng đồng.
Hơn nữa, phối hợp liên ngành yêu cầu phải có những bắt buộc về pháp lý ở cấp cao hơn để thực hiện vì trong tương lai các khu bảo tồn biển sẽ được nhân rộng ra thành mạng lưới. Do vậy, đòi hỏi các khu bảo tồn biển cần phải có hệ thống quản trị hiệu quả, trước khi tích hợp vào mạng lưới khu bảo tồn biển cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương và khuyến khích cộng đồng tham gia. Các cơ quan Trung ương cần kiểm soát, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và hệ thống quản trị và làm rõ chức năng quản lý Nhà nước thống nhất và chức năng quản lý Nhà nước theo ngành về đa dạng sinh học.
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn biển hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, mặt khác có cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia và được hưởng lợi từ chính hoạt động này.
Phong cảnh Vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN |
Công cụ quản lý hữu hiệu
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, từ năm 2010 - 2015, Việt Nam có 16 khu bảo tồn biển, chiếm 0,24% diện tích biển. Giai đoạn tiếp theo từ 2016 - 2020 sẽ tập trung vào mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn biển, đảm bảo đến hết 2020 sẽ có trên 20 khu được thành lập và đi vào hoạt động. Nhưng cho đến nay, mạng lưới các khu bảo tồn biển vẫn chưa được hình thành như mục tiêu đã đề ra.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thiết lập và quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển, ngay từ những năm 1980, Chính phủ đã cho tiến hành điều tra cơ bản để đánh giá bước đầu tiềm năng bảo tồn biển thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học và giúp đỡ kỹ thuật của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). Năm 1998, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam và trình Chính phủ vào năm 2000. Sau đó, Bộ Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) 3 lần tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch và trình Chính phủ. Đến ngày 26/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 với danh mục 16 khu bảo tồn biển tại Quyết định số 742/QĐ-TTg. Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia đến 2020, Kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2014-2020; Cam kết thực hiện Mục tiêu 14 về phát triển bảo vệ biển đến năm 2030.
Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ là một trong những hệ sinh thái biển có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Ảnh: Hồ Cầu – TTXVN |
Có thể nhận rõ rằng khu bảo tồn biển là công cụ quản lý hữu hiệu để duy trì và phát triển các ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái như nghề cá, du lịch biển, là nơi bảo tồn, lưu giữ, tạo hiệu ứng phục hồi và phát tán (tràn) nguồn dinh dưỡng, nguồn giống và bổ sung nguồn lợi thủy sản trong và ra toàn vùng biển. Khu bảo tồn biển mang lại lợi ích từ bên trong lẫn bên ngoài cùng các lợi ích khác (vật chất, tinh thần, giá trị phi vật thể…) góp phần bảo toàn “nguồn vốn tự nhiên biển”. Mặt khác cũng là một hoạt động ‘kinh tế sinh thái’ hướng tới tăng trưởng xanh và nhu cầu có một hệ thống khu bảo tồn biển đại diện cho toàn vùng biển. Mục tiêu chung thiết lập khu bảo tồn biển nhằm hướng tới bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển và quản lý nghề cá bền vững và có trách nhiệm; duy trì và phát triển du lịch sinh thái - nghề cá giải trí; cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và lân cận khu bảo tồn biển ; quản lý môi trường biển; góp phần bảo vệ chủ quyền biển - đảo.
Vẫn còn nhiều hạn chế
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hiện các khu bảo tồn biển đang thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống khu bảo tồn biển và tài liệu nền cho từng khu bảo tồn biển; thiếu cách tiếp cận quản lý tổng hợp, liên ngành đối với khu bảo tồn. Trong đó, ngành du lịch vẫn chưa thực hành tốt và ổn định kết quả quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển gắn với cải thiện sinh kế của cộng đồng sống trong và lân cận khu bảo tồn biển để có thể nhân rộng; chưa rõ ràng về thể chế và về mức độ phân cấp quản lý khu bảo tồn biển cho các địa phương có khu bảo tồn biển được quy hoạch (nên phân cấp mạnh); năng lực tiếp cận, tiếp nhận của địa phương đối với khu bảo tồn biển trên địa bàn còn khó khăn.
Quản lý Nhà nước đối với khu bảo tồn biển và bảo tồn da dạng sinh học biển còn chồng chéo, phân cắt, manh mún và ít phối hợp, không thống nhất cả về mặt thể chế và chính sách. Hơn nữa, còn thiếu sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quá trình quản lý khu bảo tồn biển, thậm chí đồng quản lý (giữa Nhà nước và cộng đồng địa phương). Chưa chú ý gắn việc khai thác các giá trị bảo tồn với hoạt động quản lý khu bảo tồn biển. Nguồn nhân lực liên quan đến công tác quy hoạch, thành lập và quản lý khu bảo tồn biển còn thiếu và yếu (cán bộ đào tạo, cán bộ quản lý, cán bộ Ban quản lý và nhân viên ở các khu bảo tồn biển). Cơ hội hợp tác quốc tế về khu bảo tồn biển còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực Biển Đông.
Kiện toàn tổ chức quản lý
Tiến sỹ Đoàn Quang Sinh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, để phát triển hệ thống khu bảo tồn biển bền vững, cần kiện toàn tổ chức quản lý khu bảo tồn biển theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật từ cơ quan Trung ương và tổ chức quốc tế. Nơi nào thuận lợi, có thể “ghép” các Ban quản lý, tránh chồng chéo và phân tán nguồn lực để khai thác tốt hơn các lợi ích từ khu bảo tồn biển. Do đó, cần phải nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật về việc xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam. Các văn bản này cần được hướng dẫn cụ thể, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền để vận động và tạo mọi điều kiện cho cộng đồng nhân dân tham gia bảo vệ các khu bảo tồn khi các lực lượng chuyên trách quản lý khu bảo tồn hiện nay còn hạn chế.
Đánh giá về cơ bản, các khu bảo tồn biển ít nhất đã khắc phục được phần nào các áp lực phát triển kinh tế-xã hội, nhưng để có một khu bảo tồn biển hiệu quả và công bằng yêu cầu phải có đủ ý chí chính trị nhằm áp dụng những cơ chế pháp lý phù hợp ủng hộ bảo tồn biển. Trong đó, cơ chế tham gia nâng cao hơn nữa sự tham gia của cộng đồng trong quản trị khu bảo tồn biển; nâng cao vai trò của khoa học, tổ chức phi Chính phủ và những doanh nghiệp xanh. Cơ chế kiến thức như quan trắc báo cáo định kỳ cần được hệ thống hoá; cơ chế truyền thông cũng cần đổi mới các tài liệu truyền thông thường xuyên, kết hợp với năng lực thực thi pháp luật và đề cao vai trò của cộng đồng.
Đạp xe tuyên truyền về biển đảo tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN |
Hơn nữa, phối hợp liên ngành yêu cầu phải có những bắt buộc về pháp lý ở cấp cao hơn để thực hiện vì trong tương lai các khu bảo tồn biển sẽ được nhân rộng ra thành mạng lưới. Do vậy, đòi hỏi các khu bảo tồn biển cần phải có hệ thống quản trị hiệu quả, trước khi tích hợp vào mạng lưới khu bảo tồn biển cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương và khuyến khích cộng đồng tham gia. Các cơ quan Trung ương cần kiểm soát, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và hệ thống quản trị và làm rõ chức năng quản lý Nhà nước thống nhất và chức năng quản lý Nhà nước theo ngành về đa dạng sinh học.
Diệu Thúy