Như một lời “hò hẹn” của thiên nhiên, hàng năm, từ tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi mang theo phù sa cùng biết bao sản vật tự nhiên. Năm nay, con nước về muộn hơn mọi năm, nhưng cứ có nước là có tôm, cá,… nên người dân sống dọc theo các cánh đồng, bờ kênh của tỉnh An Giang lại bắt đầu vào cuộc mưu sinh mới bằng việc đánh bắt thuỷ sản mùa nước nổi để có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.
Lặn biển khai thác hải sản là một nghề phổ biến của ngư dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện công suất nhỏ, thiết bị lặn thô sơ và số lượng lao động trên thuyền ít khiến ngư dân phải đối diện với hiểm nguy, nhiều khi tính mạng bị đe dọa.
Mùa nước nổi năm nay về muộn hơn mọi năm gần hai tháng. Mực nước thấp, chỉ đủ để tháo chua, rửa phèn cho đồng ruộng nên nguồn cá, tôm cũng ít đi. Điều này đã khiến việc mưu sinh của cư dân vùng lũ càng trở nên vất vả hơn.
Đã hơn 5 tháng sau sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, ở những làng chài ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, những người đàn ông vạm vỡ, khỏe khoắn hoặc phải ngồi nhà trong sự bất lực bởi ngư trường giờ chẳng còn mấy hải sản để đánh bắt, hoặc phải rời nhà đi làm ở những nơi xa để duy trì cuộc sống.
Theo quy luật, từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, thủy điện Pleikrông tiến hành xả nước, mực nước phía thượng nguồn cạn kiệt, lòng sông Pô Kô “cạn trơ đáy” và xuất hiện lớp bùn nhão khiến hàng trăm hộ dân của các làng Kon Gung, Đăk Mút, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà (Kon Tum) phải vất vả băng qua lòng sông rộng hàng trăm mét để đến rẫy.
Sau một năm tất bật với cuộc mưu sinh, mùa xuân là khoảng thời gian để mọi người vui chơi, thư giãn. Là một tỉnh non trẻ, nhưng Hậu Giang đang sở hữu không ít những điểm đến hấp dẫn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
Lấy bối cảnh câu chuyện dựa trên hoàn cảnh thực tế của nhiều số phận đón Tết xa nhà vì cuộc sống mưu sinh, MV ca nhạc “Tết sum vầy” làm ấm lòng người xem với cái kết ý nghĩa và những giai điệu sâu lắng, da diết.