Mướp đắng hiện là cây trồng chủ lực trên vùng cát nội đồng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, đặc biệt mướp đắng được trồng ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền nổi tiếng là sạch và thơm ngon. Ngoài trồng chính vụ, nông dân đã mở rộng diện tích trồng trái vụ, nhờ vậy mang lại hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha.
Mướp đắng là một loại rau quả bán được giá trên thị trường, vì vậy, nông dân đã tiến hành trồng quanh năm. Thời vụ trồng chính của mướp đắng là từ tháng 3 đến tháng 9, song hiện nay, nhờ ứng dụng các biện pháp chăm sóc tốt nên mướp đắng trồng trái vụ cũng cho thu hoạch năng suất khá.
Trồng cây mướp đắng (khổ qua) lấy hạt ở xã Đức Tín, huyện Đức Linh (Bình Thuận) là mô hình kinh tế mới, thể hiện sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà nông. Mô hình này đang mở ra hướng đi mới nhiều triển vọng cho người nông dân địa phương bởi hiệu quả mà nó mang lại.
Mướp đắng (khổ qua) có thể trồng trên nhiều loại đất ở những vùng khí hậu khác nhau. Quả mướp đắng không chỉ là vị thuốc mà còn được chế biến làm thức ăn bổ dưỡng.