Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu có ít nhất 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trở lên, tiếp tục nâng cao số tiêu chí và chất lượng các tiêu chí ở các xã còn lại; phấn đấu có từ 20 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) xếp hạng từ 3 sao trở lên.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 có ít nhất 50 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, thế mạnh hiện có của các địa phương thành sản phẩm OCOP; trong đó, chứng nhận ít nhất 1 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 4 đến 5 sao, còn lại các sản phẩm được đánh giá xếp hạng sao theo tiêu chuẩn OCOP.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2017 - 2020 cần phải thành lập mới 5.200 hợp tác xã nông nghiệp để hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao. Từ đó, lựa chọn các ngành hàng chủ lực của quốc gia và địa phương để thúc đẩy việc thành lập hợp tác xã chuyên ngành nhằm tổ chức lại sản xuất từng ngành hàng.
Dựa trên việc nghiên cứu và học tập phong trào “Mỗi làng một sản phẩm (OVOP)” của Nhật Bản và “Mỗi cộng đồng một sản phẩm (OTOP)” của Thái Lan, từ năm 2013, tỉnh Quảng Ninh triển khai thí điểm Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP)”.