Văn hóa truyền thống của người Êđê không chỉ được thể hiện qua trang phục thổ cẩm, hay điệu dân ca, dân vũ, âm sắc trống, chiêng… mà còn ở những món ăn đậm đà hương vị núi rừng.
Cùng với các dân tộc anh em khác trên cao nguyên Đắk Lắk đang tưng bừng đón năm mới, những ngày này, người Ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk cũng quây quần bên nhau, sum họp hưởng trọn Tết tình thân sau một năm lao động miệt mài. Trong cái không khí ấm cúng, sum vầy ấy, canh bột lá yao – một món ăn truyền thống của người Ê-đê lại làm nức lòng những người con xa xứ trở về và gắn kết các thành viên trong gia đình.
Tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai như huyện Ea Sup, huyện Ea H’Leo, từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, người ta đã thống kê được rằng, dân tộc Gia Rai bao gồm nhiều nhóm như: Arap, Hdrung, Tbuăn, Mdhur, Chor,…các nhóm địa phương này có chung một nền văn hoá, song mỗi nhóm đều có những nét riêng, độc đáo. Ẩm thực truyền thống của dân tộc Gia Rai, cư trú ở huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk là một ví dụ.
Vào các dịp lễ hội trên mỗi nóc nhà người Tà Ôi lại bốc lên nghi ngút, thơm lừng hương vị cơm mới hòa quyện với bao món ăn đặc sản bay đi khắp núi rừng.
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mỗi khi buôn làng có lễ hội, đặc biệt là vào dịp Tết, ngoài rượu Cần, món ăn không thể thiếu đó là thịt khô.Thịt khô là món ăn quen thuộc của người dân Tây Nguyên. Đồng bào thường sử dụng cách này để giữ được thức ăn trong mùa mưa, lạnh.
Cá pa-ban là một loại cá khá phổ biến ở vùng cao Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Từ loại cá này có thể chế biến nhiều món như cá rán cuốn lá lốt, cá nấu canh măng chua, cá nướng lá chuối... Đặc biệt hấp dẫn là món cá chua, món ăn truyền thống của người Tày.