Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Ngày 8/1, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của HĐND tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Về miền văn hóa Mường

Về miền văn hóa Mường

Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...

Tục cúng vía của đồng bào dân tộc Mường

Tục cúng vía của đồng bào dân tộc Mường

Nhằm giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện Tục cúng vía độc đáo của dân tộc mình.

Bà Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Công bố hồ sơ liên quan đến Di sản Mo Mường và kết quả khai quật khảo cổ 2 di tích cấp quốc gia

Ngày 20/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức công bố công tác xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO; kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ 2 di tích cấp quốc gia mái đá Làng Vành, xã Yên Phú và hang Xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn.
Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Hà Nội lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh Mo Mường là di sản cần bảo vệ khẩn cấp

Di sản văn hóa Mo Mường sẽ được xây dựng hồ sơ quốc gia để trình UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là nội dung của Hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể Mo Mường trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Viện Âm nhạc tổ chức ngày 3/10, tại Bảo tàng Hà Nội.
Các nghi lễ Mo là nghi lễ nhằm cho con cháu lần cuối cùng được báo hiếu cha mẹ và chuẩn bị “hành trang” cho người chết đi sang thế giới Mường Ma. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Mo Mường hướng đến trở thành di sản văn hóa thế giới

Văn hoá Mường cổ có sự đa dạng, phong phú, và đặc sắc, trong đó, phải kể đến mo Mường, một di sản văn hoá tiêu biểu đã và đang tiếp tục được bảo tồn, phát triển. Mo Mường chứa đựng giá trị các loại hình văn hóa dân gian (văn học, diễn xướng, âm nhạc, múa và sân khấu, tín ngưỡng, tri thức dân gian). Đó là những áng mo kể chuyện (mo sử thi), mo nghi lễ (gắn với các nghi lễ tín ngưỡng), mo nhòm (mo tả cảnh).
Lập hồ sơ về di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường (tỉnh Hòa Bình) trình UNESCO

Lập hồ sơ về di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường (tỉnh Hòa Bình) trình UNESCO

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể: Mo Mường (tỉnh Hòa Bình) và Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam (tỉnh An Giang), trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Mo Mường - di sản sử thi dân gian

Mo Mường - di sản sử thi dân gian

Mo Mường là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan độc đáo của dân tộc Mường, hàm chứa nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng. Thế nhưng di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước nguy cơ mai một do sự tác động của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.