Hình thành văn hóa đọc từ mô hình “Thư viện xanh” trong trường học

Hình thành văn hóa đọc từ mô hình “Thư viện xanh” trong trường học

Hiện nay, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và phát huy hiệu quả mô hình “Thư viện xanh” trong trường học. Mô hình không chỉ góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo Quyết định số 329/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà còn góp phần từng bước hình thành văn hóa đọc trong các thế hệ học sinh.

Mô hình thư viện xanh phục vụ học sinh dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa (Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Những mô hình thư viện giúp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” triển khai tại tỉnh Gia Lai cho kết quả khả quan sau 5 năm thực hiện. Kỹ năng nói, đọc, viết Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số tại nhiều địa phương có nhiều tiến triển. Để có những thành tích trên, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều phương pháp nhằm tăng cường sự tiếp cận tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhân rộng các mô hình thư viện trong trường, lớp.