Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 19 giờ 30 ngày 26/6 đến 6 giờ ngày 27/6, Việt Nam có thêm 50 ca mắc COVID-19 ghi nhận trong nước tại Thành phố Hồ Chí Minh (40 ca), Long An (7 ca), Bắc Giang (3 ca). Trong số này có 43 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu vực đã được phong tỏa.
Đến 17 giờ ngày 3/11, ba huyện miền núi là Sơn Tây, Minh Long và Sơn Hà phải hoàn thành việc tổ chức sơ tán, di dời dân, cán bộ, công nhân đang ở những khu vực đã và đang bị sạt lở đến nơi tránh trú an toàn; yêu cầu nhân dân nếu không có việc gì cấp thiết thì tuyệt đối không được rời khỏi nơi tránh trú quay về nhà. Đây là một trong những nội dung của văn bản hỏa tốc số 5508/UBND-NNTN của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi gửi các địa phương trong tỉnh, nhằm ứng phó với bão số 10 và mưa lớn trong thời gian tới.
Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số gồm Ca Dong (tên tự gọi của dân tộc Xơ Đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi với vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do sự du nhập và lan truyền nhanh chóng của các loại hình văn hóa hiện đại nên nền di sản văn hóa vùng miền đặc trưng có nguy cơ bị biến dạng, thậm chí mai một. Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp bách đưa ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.