Đại học Kyoto và Tập đoàn xây dựng Kajima Corp của Nhật Bản đã hợp tác nghiên cứu để phát triển môi trường sống trên Mặt Trăng có khả năng tạo ra trọng lực nhân tạo, cho phép con người sống trên Mặt Trăng trong điều kiện tương tự như trên Trái Đất.
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được trong mẫu thu thập được từ Mặt Trăng của tàu vũ trụ Thường Nga 5 có một loại khoáng chất chứa đầy nước dưới cấu trúc phân tử.
Sáng 4/6, tàu vũ trụ Thường Nga-6 (Chang'e-6) của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt Trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của Mặt Trăng. Đây là một thành tựu chưa từng có trong lịch sử khám phá Mặt Trăng của loài người.
Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ngày 20/1 thông báo Tàu đổ bộ thông minh khảo sát Mặt Trăng (SLIM) của nước này đã đáp xuống bề mặt Mặt Trăng, đồng thời cho biết đang tiến hành kiểm tra tình trạng hiện tại của con tày sau khi thiết lập được liên lạc.
Trong sứ mệnh thu thập dữ liệu về vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, tàu vũ trụ không người lái Danuri của Hàn Quốc đã gửi những bức ảnh đầu tiên về nửa tối của Mặt Trăng.
Tối 21/11 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Orion của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã bay vào quỹ đạo Mặt Trăng, thực hiện sứ mệnh Artemis 1 thám hiểm hành tinh này. Lần gần đây nhất NASA phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trăng là trong chương trình Apollo cách đây 50 năm. Sự kiện tàu Orion đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chuyến bay thử nghiệm trị giá 4,1 tỷ USD khởi hành từ 16/11. Đường bay của Orion đã đưa tàu qua các địa điểm hạ cánh của các tàu Apollo 11, 12 và 14 đưa con người lên Mặt Trăng trước đây.
Kết quả phân tích các mẫu Mặt Trăng, được tàu Thường Nga 5 (Chang'e-5) của Trung Quốc, đưa về Trái Đất, cho thấy các khoáng chất trên bề mặt Mặt Trăng có hàm lượng nước lớn.
Các công ty khởi nghiệp của Nhật Bản và Israel đã nhất trí hợp tác trong dự án thử nghiệm nhằm tạo ra oxy trên Mặt Trăng, một công nghệ được kỳ vọng có thể giúp các phi hành gia thực hiện những sứ mệnh dài hạn trên Mặt Trăng mà không cần phụ thuộc vào sự hỗ trợ dưỡng khí từ Trái Đất.
Trước đây, giới khoa học cho rằng nước chỉ xuất hiện ở vùng tối của Mặt Trăng. Tuy nhiên, 2 nghiên cứu mới được công bố ngày 26/10 phát hiện nước khả năng còn tồn tại ở nhiều khu vực trên Mặt Trăng, thậm chí cả ở vùng sáng của Mặt Trăng.
Ngày 29/9, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo sẽ đưa một xe tự hành lên Mặt Trăng vào năm 2024 trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang nỗ lực phát triển lĩnh vực không gian - vũ trụ.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) thông báo đang lên kế hoạch cho sứ mệnh Mặt Trăng tiếp theo có thể có quy mô lớn hơn. Thông tin được đưa ra sau khi tàu đổ bộ Vikram trong sứ mệnh Chandrayaan-2 đã bị mất tín hiệu liên lạc nhiều khả năng do không thể hạ cánh mềm xuống bề mặt thiên thể này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của Ấn Độ đã rời quỹ đạo Trái Đất, sau 23 ngày được phóng từ bang Andha Pradesh (An-đa Pra-đét).
Những năm giữa thế kỷ XX, nhân loại chứng kiến sự ra đời các chương trình thám hiểm không gian của Liên Xô trước đây, Mỹ và Trung Quốc. Liên Xô là nước mở đầu Kỷ nguyên không gian (Space Age) với việc lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (Sputnik 1), đồng thời là nước đầu tiên đưa sinh vật sống (chú chó Laika) và sau đó là con người (phi hành gia Yuri Gagarin) lên vũ trụ. Trong khi đó, Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất cho người đổ bộ thành công lên Mặt Trăng, tạo ra một kỳ tích trong lịch sử khám phá vũ trụ. “Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại" - đó là câu nói bất hủ của phi hành gia Neil Armstrong (Nen Am-xtrong) thuộc tàu vũ trụ Apollo 11 ngày 21/7/1969 khi ông đặt bước chân đầu tiên của con người lên bề mặt Mặt Trăng và cắm cờ Mỹ ở nơi mà ông mô tả là "sự hoang vu tráng lệ".
Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump ra sức đẩy nhanh chương trình đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã lý giải nguyên nhân khiến kế hoạch này bị trì hoãn hơn 40 năm qua.
Tàu thám hiểm đã có phát hiện mang tính đột phá khi chứng minh điều các nhà khoa học từng dự đoán trong hàng thập kỷ, rằng Mặt Trăng có lớp phủ giống Trái Đất.
Mặt trăng cách Trái đất hơn 384.000 km, nhưng đối với loài người, hành tinh này ngày càng gần gũi và quen thuộc hơn nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và giấc mơ chinh phục không gian. Từ 50 năm trước, ngày 16-7-1969, tàu vũ trụ Apolo 11 đã rời Trái đất, mang theo những nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên hành tinh xa xôi này, đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại.
Các nhà khoa học Trung Quốc ngày 15/1 công bố một trong những hạt bông được tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga - 4 (Chang'e 4) mà nước này đưa lên Mặt Trăng mới đây đã nảy mầm, là hạt giống đầu tiên nảy mầm trên hành tinh này.
Tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã hạ cánh xuống mặt tối của Mặt Trăng (là nửa Mặt Trăng không bao giờ được nhìn thấy từ Trái Đất) ngày 3/1, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh mềm xuống bề mặt tối của Mặt Trăng.
Ba mẫu đá Mặt Trăng được đưa về Trái Đất cách đây gần một nửa thế kỷ đã được bán với giá 855.000 USD trong phiên đấu giá ngày 29/11 tại thành phố New York, Mỹ.
Một vật kỷ niệm sự kiện lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng đã được bán với giá 468.500 USD trong một cuộc đấu giá cuối tuần qua tại Dallas, bang Texas, Mỹ.
Theo một nghiên cứu được công bố mới đây trên tờ Proceedings của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, Cơ quan Hàng không Vũ trũ Mỹ (NASA) lần đầu tiên có thể khẳng định chính xác hiện tượng nước đóng băng trên bề mặt của Mặt Trăng sau khi trực tiếp quan sát hiện tượng này.