Luật Trồng trọt có hiệu lực giúp gắn sản xuất với công nghiệp chế biến nông sản

Luật Trồng trọt có hiệu lực giúp gắn sản xuất với công nghiệp chế biến nông sản

Hiện nay, các sản phẩm từ trồng trọt chiếm đến khoảng 50% giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp; trong đó, rất nhiều ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD như: điều, cao su, gạo, sắn, rau quả, cà phê… Để phát triển trồng trọt thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái, từng loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, gắn sản xuất hàng hóa với công nghiệp chế biến và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, Luật Trồng trọt đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những chia sẻ với phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) xoay quanh việc thực hiện Luật mới này.
Các luật quan trọng có hiệu lực từ tháng 1/2020

Các luật quan trọng có hiệu lực từ tháng 1/2020

Từ tháng 1/2020, các luật quan trọng bao gồm: Luật Chăn nuôi 2018; Luật Trồng trọt 2018; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi năm 2019) và Luật Đầu tư công 2019 sẽ có hiệu lực.
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi. Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành luật, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả; tuyên truyền, phổ biến Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi đến các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác trồng trọt, chăn nuôi.