Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Sáng 23/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, bao gồm: Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Đường bộ; Luật Bảo hiểm xã hội.
Sáng 17/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp lần thứ 5, bao gồm: Luật Phòng thủ dân sự năm 2023; Luật Hợp tác xã năm 2023; Luật Đấu thầu; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023; Luật Giao dịch điện tử; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Giá 2023.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 130/QĐ-TTg ngày 25/1/2022 ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất.
Từ ngày 1/1/2022, 6 luật chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó có nhiều luật có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân.
Cuối giờ chiều 6/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cần sửa đổi tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn nhằm mở rộng nguồn tạng hiến cũng như hạn chế thấp nhất tình trạng mua bán tạng trái pháp luật. Đây là ý kiến được nhiều đại biểu đề xuất tại hội thảo “Tăng cường nguồn hiến mô, bộ phận cơ thể người” do Bộ Y tế tổ chức ngày 22/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn dưới luật chậm, thiếu, chồng chéo… là "căn bệnh" đã tồn tại từ nhiều năm nay. Để khắc phục triệt để tình trạng này, bản thân từng bộ, ngành phải nỗ lực, cố gắng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm đồng thời thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Từ tháng 1/2020, các luật quan trọng bao gồm: Luật Chăn nuôi 2018; Luật Trồng trọt 2018; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi năm 2019) và Luật Đầu tư công 2019 sẽ có hiệu lực.
Sáng 4/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về bảy luật đã được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Luật Đầu tư công năm 2019; Luật Kiến trúc; Luật Giáo dục năm 2019; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14; Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công an nhân dân năm 2018. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thi hành Luật Công an nhân dân năm 2018 bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả.
Từ 1/1/2017, 1 Bộ Luật và 6 Luật sẽ có hiệu lực thi hành. Đó là: Bộ luật Dân sự; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Báo chí; Luật Dược; Luật Phí và lệ phí; Luật Kế toán; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lực 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
Sáng 22/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp cùng Dự án Phát triển lập pháp Quốc gia (NLD - Canada) tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp thực hiện các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật”. Hội thảo có sự tham dự của Thường trực Hội đồng Dân tộc, một số Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo một số Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.
Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai được do thiếu văn bản hướng dẫn. Lý do là lĩnh vực dạy nghề vẫn đang “trôi nổi” giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục Đào tạo.
Sáng 29/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 7 Luật, 1 Nghị quyết của Quốc hội và 1 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là: Luật trẻ em; Luật báo chí; Luật tiếp cận thông tin; Luật dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật điều ước quốc tế; Nghị quyết về việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; Pháp lệnh Quản lý Thị trường.
Sau hơn 1 năm Luật BHYT có hiệu lực, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm theo hộ gia đình vẫn “vướng” do quy định tất cả các thành viên phải tham gia cùng một thời điểm.