Mục tiêu 1.500 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: TTXVN |
Các lĩnh vực sản xuất được lựa chọn sẽ căn cứ vào Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
Các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung phát triển ở những khu vực được xác định là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo đó, về trồng trọt: Các hợp tác xã sản xuất cà phê tại Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung bộ; chè tại Thái Nguyên, chè Ô Long tại Lâm Đồng; thanh long tại Bình Thuận; rau tại Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng; hoa tại Lào Cai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng; cây ăn quả chủ lực xuất khẩu tại Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Về chăn nuôi, các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa tại Sơn La, Hà Nội, Nghệ An và Lâm Đồng; chăn nuôi lợn ngoại tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ; chăn nuôi gia cầm tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Đồng bằng sông Cừu Long.
Thủy sản có các hợp tác xã sản xuất tôm nước mặn, nước lợ tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, như: Nghị định số 193/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, số 55/2015/NĐ-TTg về chính sách tín dụng phục vụ phát triến nông nghiệp, nông thôn và một số nghị định sắp được ban hành như Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Nghị định khuyến khích hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm…
Cùng với đó là những nguồn vốn từ Chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến nông, đào tạo nghề, nguồn vay tín dụng công nghệ cao.
Bích Hồng