Ngày 23/2, theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thú y vùng III (Cục Thú y) vừa công bố kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trên lợn (máu, biểu mô) tại chuồng chăn nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Bang (khu 4, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, phát hiện virus lở mồm long móng serotype O trong mẫu kiểm tra.
Thời tiết chuyển mùa, mưa rét đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lở mồm long móng phát triển, đặc biệt là những nơi có ổ dịch cũ. Trên địa bàn tại một số xã của các huyện Minh Hóa, Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ đầu tháng 10 đến nay dịch bệnh lở mồm long móng đã bùng phát với hàng trăm con trâu, bò bị nhiễm.
Để khống chế và phòng chống dịch lở mồm long móng vừa mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị đang phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cam Lộ cùng chính quyền xã Cam Thành, thị trấn Cam Lộ, các địa phương vừa phát hiện xuất hiện dịch bệnh khẩn trương tổ chức các giải pháp khoanh vùng và dập dịch.
Theo Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Đắk Lắk có 8/10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cơ bản đã khống chế được dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc, đã qua 21 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk cho biết, ổ dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc tại xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ đã được khống chế, tại địa phương không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Trước nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc vẫn còn cao, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cùng chính quyền địa phương và các sở, ban ngành trong tỉnh đang tích cực triển khai các biện pháp khoanh vùng dập dịch lở mồm long móng trên đàn lợn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, thời gian gần đây, một số hộ chăn nuôi của huyện Sơn Dương và huyện Hàm Yên phát hiện lợn có triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng với số lượng 100 con. Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp các địa phương thực hiện giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn, tránh tình trạng lây lan gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Ngày 8/1, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Nam Hùng cho biết, từ ngày 23/12/2018 đến nay, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra trên đàn lợn tại 5 huyện Bình Gia, Chi Lăng, Văn Quan, Bắc Sơn và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành lấy 7 mẫu xét nghiệm, kết quả tất cả đều dương tính với vi rút lở mồm long móng type O và A. Hiện, tất cả đàn lợn nhiễm bệnh đều đã bị tiêu hủy hoàn toàn theo quy định. Những hộ dân có lợn bị tiêu hủy được tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ 35 nghìn đồng/kg hơi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, đến nay, trên địa bàn các huyện gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy có 32 ấp của 17 xã phát hiện và đã tiêu hủy gần 1.200 con lợn bị nhiễm bệnh lở mồm long móng của 83 hộ chăn nuôi và 2 cơ sở giết mổ, với tổng trọng lượng gần 72.000 kg.
Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Đắk Lắk, diễn biến thời tiết bất thường thời gian gần đây là nguy cơ gia tăng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của địa phương.
Ngày 2/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, đã có văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, ban hành văn bản chỉ đạo về tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Theo thông báo mới nhất của Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 23/12/2018, cả nước còn 1 ổ dịch cúm gia cầm và 5 ổ dịch lở mồm long móng.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay dịch lở mồm long móng liên tục được phát hiện tại 10 trong số 13 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh này. Riêng từ đầu tháng 10 đến nay, dịch lở mồm long móng đã được phát hiện tại 4 huyện của tỉnh là Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê và Kỳ Anh.