Vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2024 tỉnh Đồng Tháp liên kết tiêu thụ gần 100.000 ha lúa. Kết quả liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống. Giá thành sản xuất lúa từ 3.721 - 3.841 đồng/kg; lợi nhuận từ 28 - 31 triệu đồng/ha, tăng từ 3,6 - 7 triệu đồng/ha so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng ổn định, nhất là tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất.
Kiên Giang có diện tích đất sản xuất nông chiếm 17,7% diện tích đất nông nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó diện tích đất trồng lúa kế hoạch năm 2022 là 342.670 ha, chiếm 53,97% diện tích đất tự nhiên của tỉnh và diện tích sản xuất lúa hai vụ ổn định bình quân khoảng 282.000 ha, diện tích sản xuất vụ lúa - tôm khoảng 60.670 ha và sản lượng lúa toàn tỉnh bình quân hàng năm khoảng từ 4,3 - 4,4 triệu tấn/năm.
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí thông tin, việc liên kết chuỗi hiện đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho không chỉ cho doanh nghiệp, người sản xuất mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh.
Để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp; trong đó chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết nhằm giảm đến mức thấp nhất rủi ro về giá cả, thị trường, tránh tình trạng “được mùa, rớt giá” hay “mất mùa, được giá”, giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất.
Hành tím là cây màu chủ lực của người dân xứ biển Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng). Hiện nông dân thị xã Vĩnh Châu đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ hành tím chính vụ 2021-2022. Để tránh tình trạng ùn ứ, giúp nông dân có mùa vụ hành tím thành công, đảm bảo lợi nhuận, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực trong việc liên kết tiêu thụ.