Sáng 29/6, tại TP.HCM, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ Xuất quân Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 và Đội Công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan.
Chiều 9/10 (giờ Việt Nam), Ủy ban Nobel Na Uy tại Oslo đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình 2020 cho Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ), qua đó vinh danh những nỗ lực chống nạn đói, cũng như những đóng góp trong việc thúc đẩy hòa bình trên thế giới.
Nhân hội nghị tổng kết công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 được tổ chức vào chiều 17/4 tại Hà Nội, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Kamal Malhotra, đại diện Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam về công tác phối hợp cũng như hỗ trợ, hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
Trước tình trạng nhiều di sản văn hóa như di tích tôn giáo và các hiện vật khảo cổ bị phá hủy và cướp bóc tại những khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 24/3 đã thông qua một Nghị quyết có tính lịch sử nhằm mục đích củng cố việc bảo vệ các di sản như vậy. ,
Ngày 20/2, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Trưởng phái đoàn thường trực Nga tại Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Vitaly Churkin đã "đột ngột" từ trần tại New York (Mỹ), một ngày trước sinh nhật lần thứ 65 của ông.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 15/2 cảnh báo về việc từ bỏ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel - Palestine, khẳng định rằng "không có giải pháp nào thay thế".
Ngày 13/2, Hồi đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã triệu tập cuộc họp khẩn để thảo luận về vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên. Kết thúc cuộc họp kín, các quốc gia thành viên cơ quan quyền lực nhất của LHQ đã nhất trí lên án vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng đồng thời cảnh báo sẽ áp dụng thêm "những biện pháp trừng phạt mạnh" đối với Bình Nhưỡng.
Ngày 31/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ càng sớm càng tốt sắc lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với người từ 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số.
Ngày 9/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết yêu cầu ngay lập tức ngừng bắn tại Syria trong bối cảnh chiến sự tiếp diễn ác liệt tại thành phố Aleppo lớn thứ hai tại quốc gia Trung Đông này.
Ngày 10/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã một lần nữa kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ chính thức đề nghị Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) điều tra về những tội ác chiến tranh tại Syria
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 8/10 đã lần lượt tiến hành hai cuộc bỏ phiếu về hai dự thảo nghị quyết về cuộc chiến Syria do Pháp và Nga soạn thảo.
Tối 6/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí đề cử cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres, 67 tuổi, làm Tổng thư ký LHQ mới thay ông Ban Ki Moon sẽ mãn nhiệm vào cuối năm nay. Sau khi được HĐBA LHQ chính thức thông qua, ông Guterres phải được Đại hội đồng LHQ nhất trí phê chuẩn trước khi nhậm chức vào ngày 1/1/2017.
Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres gần như chắc chắn sẽ trở thành Tổng thư ký kế tiếp của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2017-2022, thay thế Tổng thư ký Ban Ki-moon, sau cuộc bỏ phiếu kín lần thứ 6 tại Hội đồng Bảo an LHQ sáng 5/10.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 25/9 đã triệu tập cuộc họp khẩn về Syria theo yêu cầu của Anh, Mỹ và Pháp. Cuộc họp đã diễn ra trong bầu không khí khá căng thẳng khi Nga và Mỹ liên tục đổ lỗi cho nhau về lệnh ngừng bắn bị phá vỡ.
Ngày 21/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhóm họp về cuộc xung đột Syria trong bối cảnh lệnh ngừng bắn tạm thời tại quốc gia này vừa đổ vỡ và những căng thẳng quốc tế leo thang.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tiến hành cuộc họp khẩn trong ngày 18/9 về tình hình tại Syria, sau vụ liên quân do Mỹ đứng đầu không kích vào vị trí của quân đội Syria khiến nhiều binh sĩ thương vong một ngày trước đó.
Ngày 24/8, kết thúc cuộc họp ba bên thường niên tại Tokyo, các Ngoại trưởng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí hối thúc Triều Tiên kiềm chế hành động khiêu khích và tuân thủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngày 18/8, Liên hợp quốc (LHQ) đã hoan nghênh sáng kiến của Nga thực thi một lệnh ngừng bắn trong vòng 48 giờ mỗi tuần tại thành phố Aleppo ở Syria để thực hiện các hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Ngày 27/6, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thông báo Đức sẽ ứng cử vào một ghế không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (LHQ) khoá 2019-2020 với khẩu hiệu tranh cử "Hòa bình - Công bằng - Sáng tạo - Hợp tác".
Ngày 19/6, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã tổ chức "Ngày Tị nạn Thế giới" tại Syria, nơi hàng triệu người đã rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 5 năm qua.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon ngày 28/4 đã hối thúc Nga và Mỹ gây sức ép với các bên đối địch ở Syria nhằm ngừng các cuộc giao tranh gây nhiều thiệt hại cho dân thường. Phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ kêu gọi "thay vì ném bom các khu vực dân sự, tất cả các bên ở Syria phải tiếp tục hướng sự tập trung của họ vào một tiến trình chính trị".
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 24/4 đã chỉ trích Triều Tiên về vụ việc mà Bình Nhưỡng tuyên bố rằng họ đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 18/3 đưa tin Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa đạn đạo vào vùng biển phía Đông của nước này và quả tên lửa đã bay xa khoảng 800 km.
Theo công bố của Liên hợp quốc (LHQ), trên thế giới hiện có 34 quốc gia, trong đó có 27 quốc gia tại châu Phi, đang cần viện trợ lương thực khẩn cấp do xung đột, hạn hán và lũ lụt hoành hành, tăng thêm một quốc gia so với báo cáo đưa ra cuối năm 2015.
Ngay sau khi Nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên được Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) thông qua, nhiều nước như Mỹ, Anh và Hàn Quốc đã lên tiếng hoan nghênh về bước đi mới nhất này của LHQ.
Đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Staffan de Mistura (Xta-phan đê Mi-xtu-ra) cảnh báo kế hoạch nối lại cuộc đàm phán hòa bình Syria vào ngày 25/2 tới là không thực tế.
Các nhân chứng tại chỗ cho biết một nhóm tay súng tại Nam Sudan đêm 17/2 đã xả súng vào những dân thường tạm trú trong một căn cứ của Liên hợp quốc (LHQ) tại Malakal (Ma-la-can), Đông Bắc nước này, làm 7 người chết và 32 người bị thương. Có tin các cuộc đấu súng kéo dài đến tận sáng 18/2.
Ngày 7/12, Syria đã bày tỏ phẫn nộ sau cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu trúng một vị trí của quân đội chính phủ Syria khiến 3 binh sĩ thiệt mạng ngày 6/12.
Ngày 20/11, Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết do Pháp đề xuất, theo đó kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, tăng cường và phối hợp nỗ lực trên cơ sở luật pháp quốc tế để ngăn ngừa các hành động khủng bố, tiến tới tiêu diệt nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trên vùng lãnh thổ chúng đang chiếm đóng tại Syria và Iraq cũng như các nhóm cực đoan khác có liên quan tới lực lượng khủng bố Al-Qaeda.