Lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội thế giới lần thứ 18

Lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội thế giới lần thứ 18
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Anh Tuấn- TTXVN
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Anh Tuấn- TTXVN

Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu rõ: Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên nghiệp nhằm huy động mọi nguồn lực của cả cộng đồng để giải quyết các vấn đề phát sinh, bất bình đẳng; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi và hạnh phúc của con người, vì tiến bộ, công bằng, phồn vinh của xã hội. Tại Việt Nam, công tác xã hội có ý nghĩa to lớn, là một trong những nhân tố bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững, đưa Việt Nam từ quốc gia đói nghèo vươn lên trở thành điểm sáng của thế giới về thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ và đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế, xã hội trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. 

Ông Jesper Moller, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam phát biểu. Ảnh: Anh Tuấn- TTXVN
Ông Jesper Moller, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam phát biểu. Ảnh: Anh Tuấn- TTXVN

Ông Jesper Moller, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam nhận định Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc phát triển nghề công tác xã hội; năm 2014 nghề công tác xã hội đã được đưa vào chương trình đào tạo cử nhân. Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020” đã thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc đáp ứng các nhu cầu của những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Unicef sẽ luôn phối hợp chặt chẽ, sát cánh cùng các bộ ngành, tổ chức tại Việt Nam để phát triển nghề công tác xã hội. 
 

Bà Phạm Thị Hải Chuyền- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu. Ảnh: Anh Tuấn- TTXVN
 Bà Phạm Thị Hải Chuyền- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu. Ảnh: Anh Tuấn- TTXVN

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện cả nước đã hình thành, phát triển được 408 cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập. Số lượng các cơ sở đào tạo chuyên ngành công tác xã hội tăng nhanh với 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề. Các tỉnh, thành phố đã hình thành mạng lưới 80 nghìn cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội ở các hội, đoàn thể các cấp, góp phần trợ giúp cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, tìm việc làm để ổn định cuộc sống… 

Có thể bạn quan tâm