Lễ Đặt tên - nét văn hóa tín ngưỡng của người Dao Tiền ở Hòa Bình

Lễ Đặt tên - nét văn hóa tín ngưỡng của người Dao Tiền ở Hòa Bình

Cách thành phố Hòa Bình khoảng gần 10km theo đường quốc lộ 433, cóm Tra, xã Toàn Sơn, huyện vùng cao Đà Bắc hiện có 70 hộ dân với gần 300 nhân khẩu và 100% là người dân tộc Dao Tiền. Cuộc sống người dân ở đây đã có nhiều đổi thay song các phong tục truyền thống độc đáo của bà con vẫn được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong đó, một nghi Lễ từ xa xưa vẫn hiện hữu trong mỗi gia đình, dưới mỗi nếp nhà đã phần nào nói lên được nét văn hóa tín ngưỡng mang đậm bản sắc của người dân tộc Dao, đó là lễ Đặt tên.
Lễ đặt tên của người K'Ho

Lễ đặt tên của người K'Ho

Cũng như một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh Tây Nguyên, sau khi sinh ra từ 3 - 7 ngày tuổi, người K’Ho có phong tục tổ chức lễ đặt tên “kràs măt” cho đứa trẻ mới chào đời. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng còn được duy trì, đánh dấu sự ra đời của đứa trẻ và đón mừng một thành viên mới của gia đình, dòng tộc.
Lễ Tủ Cải của đồng bào Dao Quần chẹt nơi vùng cao Tây Bắc

Lễ Tủ Cải của đồng bào Dao Quần chẹt nơi vùng cao Tây Bắc

Đối với đồng bào dân tộc miền núi đặc biệt là đồng bào Dao Quần chẹt ở xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên), con trai trong các gia đình đều phải trải qua lễ Tủ Cải (lễ đặt tên âm) thì mới được coi là người đã trưởng thành có tâm, có đức, biết phân biệt phải trái, mới có đủ tư cách làm các công việc trong lễ cúng tổ tiên; có làm lễ Tủ Cải khi chết hồn mới được về đoàn tụ với tổ tiên.
 Lễ đặt tên của đồng bào Mông

Lễ đặt tên của đồng bào Mông

Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào người Mông ở Điên Biên vẫn luôn đề cao việc bảo tồn vốn văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của mình. Một trong những phong tục tốt đẹp mang nhiều ý nghĩa nhân văn vẫn được đồng bào gìn giữ qua nhiều thế hệ phải kể tới lễ đặt tên – dấu mốc chứng tỏ sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình người Mông.