Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 71 ha lúa Đông Xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn và đang có xu hướng lây lan ra diện rộng.
Trên phạm vi cả nước, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, đồng thời là cao điểm du lịch hè với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Do đó nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất lớn, nhất là bệnh sởi và một số bệnh dự phòng.
Phú Yên đã ghi nhận 303 ca dương tính với SARS-CoV-2 kể từ ngày 23/6 đến nay tại 7/9 huyện, thị xã, thành phố. Ngoài điểm “nóng” là thành phố Tuy Hòa, hai huyện miền núi Sông Hinh và Sơn Hòa đã ghi nhận 64 ca dương tính. Chính quyền địa phương đang triển khai các biện pháp cấp bách khoanh vùng, ngăn chặn dịch lây lan.
Ngày 11/1, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan An ninh điều tra đối với D.T.H, 28 tuổi, là tiếp viên hàng không ( là bệnh nhân COVID-19 số 1.342) để điều tra về hành vi “Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo Điều 240, Bộ luật Hình sự 2015. Trước đó, ngày 3/12/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến các địa điểm công cộng có thể trở thành ổ dịch gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trước thực tế này, ngành Y tế Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao khả năng kiểm soát và ứng phó linh hoạt để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Từ đầu tháng 8/2020 đến nay, tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ghi nhận 25 ca bệnh sốt xuất huyết Dengue. Trước tình hình đó, tỉnh Sơn La đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống, không để bệnh sốt xuất huyết lây lan.
Chiều 18/8, ông Thủy Lệ Vũ, Phó Chi Cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngay sau khi dịch cúm gia cầm A/H5N6 bùng phát trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, ngành chăn nuôi và thú y Đắk Lắk đã khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Ông Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngay sau khi phát hiện ca bệnh bạch hầu tại buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk, ngành Y tế Đắk Lắk đang phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương khoanh vùng, không để lây ra cộng đồng.
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 221 xã tại 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình. Mặc dù cơ quan thú y đã hướng dẫn các biện pháp, quy trình, kỹ thuật tiêu hủy lợn mắc bệnh, song tại xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng vẫn có tình trạng xác lợn ốm, lợn chết vứt bừa bãi, tiêu hủy không theo quy trình, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây lan mầm bệnh, khiến việc phòng, chống dịch khó kiểm soát.